tin phap luat logo

 
 
 

Dân chủ

  • Cập nhật : 03/06/2014

 Hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. DC cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định. 

Với tư cách là hình thức tổ chức chính trị của nhà nước, DC xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước. Khác với các hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiết chế DC, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối cao của pháp luật được chính thức thừa nhận; những cơ quan cơ bản của nhà nước do bầu cử mà lập ra. DC được thực hiện thông qua hai hình thức cơ bản: DC đại diện và DC trực tiếp.
 
Quan niệm thực sự khoa học về DC lần đầu tiên được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac - Lênin nêu ra làm sáng tỏ bản chất giai cấp của DC. Khi phân tích nền DC tư sản, các ông khẳng định rằng: các thiết chế DC và quyền công dân chỉ được dành cho những kẻ chiếm hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất; quyền lực chính trị cơ bản nằm trong tay giai cấp tư sản. Mặt khác, một số nguyên tắc DC, quyền DC, những thiết chế DC trong chủ nghĩa tư bản cũng là kết quả đấu tranh của quần chúng. Bởi vậy, giai cấp công nhân cần biết sử dụng những thành quả DC đó để bảo vệ những lợi ích kinh tế, chính trị của mình; để tự tổ chức và giáo dục quần chúng lao động đứng lên làm cách mạng xã hội; thiết lập nền DC xã hội chủ nghĩa. 
 
DC xã hội chủ nghĩa là DC của đại đa số nhân dân, gắn với công bằng xã hội, chống áp bức bất công; được thực hiện trong thực tế trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, được thể chế hoá bằng pháp luật và được pháp luật bảo đảm. Đảng cộng sản là người lãnh đạo trong nền DC đó.
 
Trở về

Xem thêm

  • 1

    Khách thể của tội phạm

    Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại. Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại. Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ.

  • 2

    Giải thích pháp luật

    Hoạt động nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật, các khái niệm pháp lí, các điều luật hay các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được nhận thức đúng đắn và thống nhất.

  • 3

    Giai đoạn phạm tội

    Các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Khái niệm GĐPT trong luật hình sự Việt Nam chỉ đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp mà không đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý.

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Kết luận thanh tra

    Văn bản có tính pháp lí kết thúc một cuộc thanh tra của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, phản ảnh những kết quả thanh tra: đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu, khuyết điểm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch nhà nước, nhiệm vụ được giao; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lí đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật.

  • 2

    Kết luận giám định trong tố tụng hình sự

    Kết luận của ng­ười giám định về những vấn đề đư­ợc yêu cầu giám định. Khi tiến hành giám định, ng­ười giám định chỉ kết luận trong phạm vi chuyên môn của mình về những vấn đề đư­ợc yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Trong tr­ường hợp việc giám định do một nhóm ng­ười giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều phải kí vào bản kết luận chung. Nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi người giám định ghi riêng ý kiến kết luận của mình.

  • 3

    Kết luận điều tra

    Văn bản tố tụng tổng kết việc điều tra và đề xuất giải quyết vụ án của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố khi cho rằng đã có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can. Phần mở đầu bản kết luận điều tra ghi rõ các căn cứ để điều tra vụ án.

  • 4

    Kết án

    (Toà án) ra bản án tuyên bố bị cáo phạm tội. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết án người phạm tội. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết án bị cáo, bản án của Toà án phải ghi rõ các chứng cứ xác định bị cáo phạm tội, tội danh, điều khoản Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và biện pháp xử lí (xt. bản án hình sự)

  • 5

    Giảm án

    Quyết định của tòa án rút ngắn thời hạn chấp hành án theo đề nghị của nơi cải tạo trong trường hợp người đang chấp hành án có biểu hiện quyết tâm cải tạo với những điều kiện nhất định. Tổng số thời gian rút ngắn không được quá nửa thời hạn đã tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt. Biện pháp GA nhằm khuyến khích việc tự nguyện cải tạo. Ở Việt Nam, GA được quy định tại các điều 58 và 59 Bộ luật hình sự: "giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt".

  • 6

    Giải thích pháp luật

    Hoạt động nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật, các khái niệm pháp lí, các điều luật hay các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được nhận thức đúng đắn và thống nhất.

  • 7

    Giai đoạn phạm tội

    Các bước trong quá trình cố ý thực hiện tội phạm bao gồm: chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và phạm tội hoàn thành. Khái niệm GĐPT trong luật hình sự Việt Nam chỉ đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp mà không đặt ra đối với những tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp hoặc vô ý.

  • 8

    Gây rối trật tự công cộng

    Hành vi gây rối trật tự công cộng là các hành vi xâm phạm đến con người, đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm phạm đến sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng. Trong đó, nơi công cộng được hiểu là những địa điểm “kín” (rạp hát, rạp chiếu bóng...) hoặc “mở” (sân vận động, công viên, đường phố...) mà ở đó các hoạt động chung xã hội được diễn ra thường xuyên hoặc không thường xuyên.