tin phap luat logo

 
 
 

Khách thể của tội phạm

  • Cập nhật : 03/06/2014

Quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại.

Khách thể của tội phạm là một trong bốn yếu tố cấu thành tội phạm và được hiểu là đối tượng bị tội phạm xâm hại. Luật hình sự coi đối tượng bị tội phạm xâm hại là quan hệ xã hội. Bất cứ tội phạm nào cũng đều xâm hại một hoặc một số quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Ví dụ: Tội giết người xâm phạm quan hệ nhân thân, tội trộm cắp tài sản xâm hại quan hệ sở hữu v.v.. Quan hệ nhân thân hay quan hệ sở hữu trong những trường hợp này là khách thể của tội phạm.

Trong mối tương quan với tội phạm nói chung, nhóm tội phạm và tội phạm cụ thể có khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp. Trong đó, khách thể chung của tội phạm được hiểu là tổng hợp những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và có thể bị tội phạm xâm hại. Những quan hệ xã hội được luật hình sự Việt Nam bảo vệ là những quan hệ xã hội được xác định trong BLHS như độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc,... chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, các quyền nhân thân, quyền sở hữu ... Khách thể loại của tội phạm được hiểu là nhóm các quan hệ xã hội cùng hoặc gần tính chất được nhóm các quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị nhóm các tội phạm xâm hại. Theo luật hình sự Việt Nam hiện hành có 14 nhóm quan hệ xã hội như vậy. Ví dụ: Nhóm quan hệ sở hữu, nhóm an ninh quốc gia, nhóm quan hệ hôn nhân, gia đình ... Khách thể trực tiếp của tội phạm được hiểu là quan hệ xã hội cụ thể được quy phạm pháp luật hình sự cụ thể bảo vệ và bị tội phạm cụ thể xâm hại (và sự xâm hại này thể hiện được đầy đủ nhất bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm cụ thể đó). Một tội phạm có thể xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau nhưng trong đó chỉ có một hoặc một số quan hệ xã hội bị xâm hại có tính chất của khách thể trực tiếp. Ví dụ: Tội trộm cắp tài sản xâm hại nhiều quan hệ xã hội khác nhau nhưng trong đó chỉ có quan hệ sở hữu được coi là khách thể trực tiếp; ở tội cướp tài sản có hai quan hệ xã hội (nhân thân và sở hữu) đều được coi là khách thể trực tiếp vì chỉ sự xâm hại đồng thời của hai quan hệ xã hội này mới thể hiện được đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội cướp tài sản

Trở về

Xem thêm

  • 1

    Kết thúc điều tra

    Ngừng hoàn toàn việc điều tra vụ án. Việc điều tra vụ án kết thúc khi cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

  • 2

    Kết luận thanh tra

    Văn bản có tính pháp lí kết thúc một cuộc thanh tra của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, phản ảnh những kết quả thanh tra: đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu, khuyết điểm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch nhà nước, nhiệm vụ được giao; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lí đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật.

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Kết thúc điều tra

    Ngừng hoàn toàn việc điều tra vụ án. Việc điều tra vụ án kết thúc khi cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra.

  • 2

    Kết luận thanh tra

    Văn bản có tính pháp lí kết thúc một cuộc thanh tra của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên, phản ảnh những kết quả thanh tra: đưa ra những đánh giá, nhận xét về ưu, khuyết điểm của đối tượng thanh tra trong việc thực hiện pháp luật, chính sách, kế hoạch nhà nước, nhiệm vụ được giao; đề xuất, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xử lí đối với cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, pháp luật.

  • 3

    Kết luận giám định trong tố tụng hình sự

    Kết luận của ng­ười giám định về những vấn đề đư­ợc yêu cầu giám định. Khi tiến hành giám định, ng­ười giám định chỉ kết luận trong phạm vi chuyên môn của mình về những vấn đề đư­ợc yêu cầu giám định và phải chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận đó. Trong tr­ường hợp việc giám định do một nhóm ng­ười giám định tiến hành thì tất cả các thành viên đều phải kí vào bản kết luận chung. Nếu có ý kiến khác nhau thì mỗi người giám định ghi riêng ý kiến kết luận của mình.

  • 4

    Kết luận điều tra

    Văn bản tố tụng tổng kết việc điều tra và đề xuất giải quyết vụ án của cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố khi cho rằng đã có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can. Phần mở đầu bản kết luận điều tra ghi rõ các căn cứ để điều tra vụ án.

  • 5

    Kết án

    (Toà án) ra bản án tuyên bố bị cáo phạm tội. Toà án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh n­ước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kết án người phạm tội. Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật. Khi kết án bị cáo, bản án của Toà án phải ghi rõ các chứng cứ xác định bị cáo phạm tội, tội danh, điều khoản Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và biện pháp xử lí (xt. bản án hình sự)

  • 6

    Giảm án

    Quyết định của tòa án rút ngắn thời hạn chấp hành án theo đề nghị của nơi cải tạo trong trường hợp người đang chấp hành án có biểu hiện quyết tâm cải tạo với những điều kiện nhất định. Tổng số thời gian rút ngắn không được quá nửa thời hạn đã tuyên án, trừ trường hợp đặc biệt. Biện pháp GA nhằm khuyến khích việc tự nguyện cải tạo. Ở Việt Nam, GA được quy định tại các điều 58 và 59 Bộ luật hình sự: "giảm mức hình phạt đã tuyên, giảm thời hạn chấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt".

  • 7

    Dân chủ

    Hình thức tổ chức thiết chế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do. DC cũng được vận dụng vào tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế chính trị nhất định.

  • 8

    Giải thích pháp luật

    Hoạt động nhằm làm sáng tỏ tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của các nguyên tắc pháp luật, các khái niệm pháp lí, các điều luật hay các quy phạm pháp luật, đảm bảo cho pháp luật được nhận thức đúng đắn và thống nhất.