tin phap luat logo

 
 
 

Nguy cơ khủng bố từ hệ thống báo tín hiệu đường sắt thông minh

  • Cập nhật : 11/05/2015

 Gần đây, các nhà nghiên cứu ở Anh đưa ra cảnh báo, hệ thống báo tín hiệu thông minh đường sắt có thể trở thành mục tiêu của các phần tử khủng bố trong tương lai gần. Hiện đại hóa, tự động hóa đang là xu thế phát triển tất yếu của nhiều lĩnh vực nhưng cũng đang đặt ra nhiều mối đe dọa lớn cho an ninh toàn cầu

Tin tặc có thể điều khiển để gây ra tai nạn nghiêm trọng?
 
Anh đang tiến hành thử nghiệm hệ thống báo tín hiệu công nghệ số trong lĩnh vực giao thông đường sắt. Theo các quan chức quản lý giao thông đường sắt châu Âu, chi nhánh ở Anh thì hệ thống báo tín hiệu thông minh sẽ tạo ra "bước đột phá" mới trong lĩnh vực giao thông.
 
Trên thực tế, hệ thống được thiết kế với mục đích tạo ra mạng lưới an toàn bằng cách làm giảm nguy cơ sai sót của người lái tàu. Hệ thống báo tín hiệu thông minh sẽ chính thức được áp dụng trên nhiều tuyến đường sắt quan trọng của Anh vào năm 2020. Theo đó, khi đưa vào sử dụng, hệ thống báo tín hiệu sẽ chỉ ra thông tin an toàn quan trọng cho hành trình như tốc độ, thời gian di chuyển, cảnh báo những vật cản có thể có ở phía trước…
 
Giáo sư David Stupples, một nhà khoa học tư vấn cho chính phủ Anh nói với phóng viên hãng tin BBC rằng, kế hoạch thay thế đèn tín hiệu truyền thống bằng hệ thống tín hiệu kết nối với máy tính để tạo ra mạng lưới tín hiệu đường sắt thông minh có nguy cơ phải "đối mặt" với những vụ tấn công mạng.
 
Tin tặc có thể kiểm soát tất cả các đoàn tàu của Anh và hack để gây ra một vụ tai nạn nghiêm trọng. "Không loại trừ khả năng một người nào  đó đột nhập vào hệ thống điều khiển và gây ra "tai nạn nghiêm trọng" hay "sự gián đoạn lớn. Đó là những phần mềm độc hại có thể làm thay đổi hành trình của chuyến tàu", Giáo sư David Stupples giải thích.
 
"Hoàn toàn có thể xảy ra tình huống, hệ thống báo tín hiệu cho phép tàu tăng tốc, trong khi đáng lẽ ra phải đi chậm lại. Chính phủ phải có những nghiên cứu, đánh giá hết sức kỹ lưỡng, lường trước rủi ro có thể xảy ra. Một số Bộ trưởng đã biết những gì tôi nói hoàn toàn có thể xảy ra và họ đang lo lắng về điều đó. Cần có những biện pháp đảm bảo an ninh trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin này", Giáo sư nói tiếp. Giáo sư David Stupples cho biết thêm, ông đã nói chuyện với nhiều chuyên gia để nâng cao nhận thức về các mối đe dọa.
 
Một số nhà lãnh đạo trong lĩnh vực giao thông ở Anh cũng thừa nhận những mối đe dọa. "Chúng tôi biết rằng, rủi ro từ những cuộc tấn công qua mạng sẽ tăng lên khi chúng tôi tiếp tục ứng dụng công nghệ kỹ thuật số. Chúng tôi sẽ tham mưu cho Chính phủ, phối hợp với các cơ quan an ninh, đối tác và nhà cung cấp trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt, chuyên gia an ninh mạng để hiểu rõ mối đe dọa cho hệ thống. Chúng tôi nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng về các mối đe dọa, thách thức mới sẽ phải đối mặt. Chắc chắn, chúng tôi có thể kiểm soát được tình hình", một phát ngôn viên của Sở Giao thông vận tải Anh cho biết.

mo ta anh

Theo giáo sư Stupples, tin tặc có thể tấn công hệ thống báo tín hiệu giao thông đường sắt và gây ra vụ tai nạn nghiêm trọng.

Mối đe dọa từ bên trong
 
Theo nhận định của Giáo sư David Stupples thì hệ thống báo tín hiệu có thể được bảo vệ tốt để chống lại những cuộc tấn công từ bên ngoài nhưng mối đe dọa có thể đến từ một nhân viên "bất hảo" nào đó điều khiển hệ thống. "Điều gì sẽ xảy ra khi một người điều khiển hệ thống cài phần mềm độc hại vào máy tính. Có thể nhân viên đó là thành phần "bất hảo", không hài lòng về công việc, cuộc sống hoặc bị mua chuộc hay cưỡng ép," Giáo sư David Stupples giải thích.
 
Giáo sư nói thêm rằng, sở dĩ hệ thống giao thông không bị tin tặc tấn công như các tổ chức tài chính, truyền thông là do công nghệ có liên quan quá cũ. Những điều này sẽ thay đổi trong những năm tới, máy bay, ô tô, tàu hỏa đều trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc khi hệ thống điều khiển dần được kết nối với máy vi tính qua internet.
 
Chuyên gia bảo mật Graham Cluley cũng đồng tình với nhận định của  Giáo sư David Stupples và cho rằng, "mối đe dọa rất rõ ràng". "Chúng ta thấy rằng, cơ sở làm giàu hạt nhân, nhà máy thép của Đức… đều đã trở thành mục tiêu tấn công của tin tặc bằng phần mềm độc hại. Chúng ta phải luôn cảnh giác và tìm giải pháp để bảo vệ hệ thống tín hiệu giao thông thông minh", chuyên gia Graham Cluley nói. 
 
Theo chuyên gia Graham Cluley, "mối nguy hiểm rõ ràng nhất chính là con người. Nguy cơ nhân viên cố ý và bí mật giúp kẻ tấn công hay chỉ đơn giản hành vi thiếu hiểu biết như cắm thiết bị USB có phần mềm độc hại vào hệ thống điều hành".
 
Giáo sư Stupples cho biết, ông đã làm việc với Đại học Cranfield để phát triển hệ thống bảo mật đưa ra cảnh báo khi người nào đó có hành động bất thường hay "kỳ quặc". "Phần mềm bảo mật này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho hệ thống báo tín hiệu giao thông", Giáo sư  Stupples nói. Được biết, hệ thống báo tín hiệu giao thông thông minh đã được sử dụng ở một số quốc gia trên thế giới và hiện chưa có báo cáo nào về việc hệ thống bị ảnh hưởng bởi tin tặc.
 
Theo: P. Tường (tổng hợp) - CAND
Trở về

Xem thêm

    Bài cùng chuyên mục

    • Châu phi: Kẻ sát hại hơn 40 ngàn người hầu tòa ở tuổi 721

      Châu phi: Kẻ sát hại hơn 40 ngàn người hầu tòa ở tuổi 72

      Ngày 20/7, tại thủ đô Dakar của Senegal, cựu độc tài của Cộng hòa Chad Hissene Habre sẽ được đưa ra xét xử với tội danh chống lại loài người. Hơn 100 người được mời ra làm nhân chứng, 10 triệu USD được chi ra để làm phim tư liệu chống lại kẻ khát máu.

    • Thực hư những bê bối của cơ quan tình báo đối ngoại Đức2

      Thực hư những bê bối của cơ quan tình báo đối ngoại Đức

      Ngay sau khi tờ Der Spiegel (Tấm gương) cáo buộc cơ quan tình báo đối ngoại (BND) từng gián tiếp giúp các cơ quan tình báo Mỹ theo dõi các công ty châu Âu, như Tập đoàn quốc phòng Airbus, người phát ngôn của Chính phủ Đức Steffen Seibert cho biết, Văn phòng Thủ tướng đã chỉ ra những khiếm khuyết về kỹ thuật và tổ chức tại BND, đồng thời yêu cầu cơ quan này phải sửa chữa những khiếm khuyết kể trên ngay lập tức.

    • Chương trình xóa sổ cướp biển của Liên hợp quốc3

      Chương trình xóa sổ cướp biển của Liên hợp quốc

      Tội phạm hàng hải đã và đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng tới người đi biển, giao thương quốc tế và sự ổn định khu vực.

    • Thái Lan chao đảo vì nhà sư 'dính' bê bối4

      Thái Lan chao đảo vì nhà sư 'dính' bê bối

      Thái Lan - quốc gia được biết đến như một kinh đô của đạo Phật đang phải hứng chịu làn sóng chỉ trích mạnh mẽ của dư luận khi liên tiếp xảy ra những vụ bê bối trong giới chức sắc thời gian gần đây. Có nhà sư còn nhận định rằng: "Phật giáo Thái Lan giờ đây giống như trái cây có độc và cần phải cải tổ mạnh mẽ".

    • ‘Phường đạo chích’ hoành hành tại sân bay quan trọng nhất Venezuela5

      ‘Phường đạo chích’ hoành hành tại sân bay quan trọng nhất Venezuela

      Sân bay quốc tế Simón Bolívar (Simón Bolívar International Airport Maiquetia) ở Venezuela được giới báo chí quốc tế coi là sân bay của tội phạm hoành hành nhiều nhất trên thế giới. Các quan chức nước này thậm chí còn cảnh báo khách du lịch phải nêu cao cảnh giác, không mang theo đồ trang sức quý báu khi đến sân bay.

    • Hệ lụy từ những bê bối của cảnh sát Mỹ6

      Hệ lụy từ những bê bối của cảnh sát Mỹ

      Tổng thống Barack Obama đã chỉ trích cả người biểu tình gây bạo loạn và cách hành xử của cảnh sát thành phố Baltimore (có tính chất phân biệt đối xử với người da đen trong nhiều thập kỷ qua). Đồng thời nhấn mạnh, việc tụ tập biểu tình, đốt phá, gây bạo loạn và hôi của sau cái chết của Freddie Gray là những hành động không thể chấp nhận. Tính đến nay đã có hơn 20 cảnh sát bị thương, khoảng 235 người biểu tình bị bắt giữ trong cuộc bạo loạn tại Baltimore; hơn 150 xe ôtô, 15 tòa nhà và nhiều cửa hàng đã bị thiêu cháy hoặc đập phá.

    • Vụ kiện bất khả thi của Airbus7

      Vụ kiện bất khả thi của Airbus

      Sở dĩ gọi đây là vụ kiện bất khả thi cho dù Airbus được coi là một trong những hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới, bởi cho tới nay chưa có bất cứ một cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào thắng kiện đối với các cơ quan tình báo trên thế giới, nhất là lại có liên quan tới tình báo Mỹ.

    • [Infographics] Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông như thế nào?8

      [Infographics] Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông như thế nào?

      Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông dựa trên cái gọi là "đường lưỡi bò". Kể từ năm ngoái, Bắc Kinh đã ráo riết thực hiện các hoạt động xây dựng và mở rộng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.