tin phap luat logo

 
 
 

Nản lòng vì cách dùng người của sếp

  • Cập nhật : 09/11/2014

 

Dùng người, tuyển người cần công bằng để tạo tâm lý thoải mái cho nhân viên cũ (Ảnh minh họa)

Lãnh đạo o bế nhân viên chỉ vì đó là người quen của bạn bè, xinh đẹp hay đơn giản là thời gian công tác lâu nên được lên lương, thăng chức… Chính cách dùng người theo tiêu chí thiên vị, cả nể của lãnh đạo đã khiến cho nhiều nhân viên không phục hoặc chọn cách ra đi.
 
“Nếu sếp tôi mà không thay đổi, không kỷ luật người đó là tôi xin chuyển sang phòng khác, bức quá là tôi nghỉ việc. Tôi chịu hết nổi khi gần cả năm nay phải gánh việc cho người đó”, chị Trâm, nhân viên của kênh truyền hình tại TPHCM bực dọc.
 
Dung dưỡng nhân viên sai trái vì sợ mất thi đua
 
Người mà chị Trâm nhắc tới là một biên tập viên tên Phúc, có thâm niên hơn 5 năm. Thời gian đầu mới vào làm việc cũng chăm chỉ nhưng hơn một năm nay, anh Phúc hiếm khi đến chỗ làm, khi có việc lại viện đủ lý do từ anh ốm, vợ ốm rồi đến con chó bécgiê nhà anh ốm, anh phải đưa nó đi chích thuốc… để chối việc. Tin vẫn phải phát, chương trình vẫn phải diễn ra nên anh chị em trong phòng phải thay phiên nhau gồng gánh.
 
“Có những chương trình diễn ra trễ, đáng ra không phải việc của tôi nhưng sếp vẫn dí cho tôi vì gọi điện cho Phúc không được. Hôm nào gặp trúng bữa chồng đi công tác, phải nhờ hàng xóm đi đón con, tôi tức đến phát khóc”, chị Trâm phân trần.
 
Không chỉ chị Trâm mà cả phòng, khi nhắc đến Phúc đều lồng lộn, tức Phúc một mà tức sếp mười. Mỗi lần họp phòng đều nhắc đến việc của Phúc nhưng sếp vẫn cố khuyên mọi người chịu đựng. “Mở miệng ra là sếp tui bảo, Phúc có “cái gốc” to nên nếu có đề xuất kỷ luật chắc không ăn thua. Nếu phòng có nhân viên bị kỷ luật thì sẽ mất thi đua, ảnh hưởng đến thưởng cuối năm nên chúng ta phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Nghe sếp nói mà tôi tức muốn lộn ruột”, chị Trâm bức xúc. “Ráng hết năm nay, để cho cái phòng này đạt được danh hiệu thi đua như ý nguyện của sếp, năm sau tui xin chuyển bộ phận, không có nơi nào nhận thì tui xin nghỉ việc. Tui yêu công việc nhưng làm việc với một đồng nghiệp vô trách nhiệm, sếp lại sợ mất thi đua, tâm trạng mình căng thẳng thì chỉ làm hỏng việc”, chị Trâm nói.
 
“Làm lâu lên lão làng”
 
Mấy hôm nay, chị Mỹ - trưởng nhóm PR của một Cty truyền thông tại quận 3 - luôn thấy nản với cô nhân viên mới được sếp lớn bổ sung vào nhóm của chị. “Làm truyền thông, không học đại học thì ít nhất cũng phải học qua các khóa đào tạo ngắn hạn về PR, marketing, báo chí chứ. Đằng này, cô nhân viên mới chỉ học xong lớp 12, từng là một thợ cắt tóc, nhờ ngoại hình xinh xắn, lại là người thân của trưởng phòng nhân sự nên được đưa vào làm ở bộ phận tiếp tân, được một năm thì điều chuyển lên phòng PR. Tôi biết là không ai có thể giỏi ngay từ khi nhận việc, phải dạy, phải đào tạo nhưng phải có căn bản. “Có bột mới gột nên hồ”, đằng này hỏi đến cái gì cũng không biết, việc thì ngập đầu, không có người làm, giao việc cho cô ấy thì tôi phải bỏ gấp đôi thời gian ra để giải thích rồi phải làm lại. Chẳng biết khi nào mới đào tạo xong”, chị Mỹ thở dài.
 
Không phải là người xuất sắc nhất, khả năng quản lý cũng hạn chế, nhưng anh Hà công tác tại một Cty Xây dựng ở quận Phú Nhuận, TPHCM lại được cất nhắc lên trưởng phòng với lý do - được sếp đưa ra trong cuộc họp - là “anh Hà làm việc lâu năm, là đàn anh trong Cty nên nói mọi người sẽ nghe”. “Tôi nói với giám đốc là, chuyện anh em tôn trọng người lớn hơn mình là lẽ đương nhiên, nhưng trong công việc, người lãnh đạo phải có chuyên môn, có khả năng quản lý, quyết đoán, sáng tạo, vì tập thể, vì anh em... mấy cái đó anh Hà còn thiếu nhưng giám đốc không nghe. Bổ nhiệm theo kiểu “làm lâu lên lão làng” thì nhân viên sẽ không phục”, chị Ngọc - Trưởng phòng nhân sự Cty - kể.
 
“Người quản lý giỏi là người biết dùng người giỏi, tạo được sự đồng lòng, cùng dốc sức vì Cty, doanh nghiệp. Nếu cứ bổ nhiệm, tuyển dụng theo tiêu chí thân quen, cả nể sẽ khiến cho các nhân viên không phục, những người giỏi dễ nản lòng và sẽ chọn phương án ra đi thôi”, chị Ngọc chia sẻ.
 

(Theo laodong)

Trở về

Xem thêm

  • Bộ trưởng Vinh: Tôi “choáng váng” với nhu cầu vốn từ các Bộ, địa phương1

    Bộ trưởng Vinh: Tôi “choáng váng” với nhu cầu vốn từ các Bộ, địa phương

    Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cảnh báo: các lãnh đạo địa phương hoàn toàn có thể bị khởi tố nếu duyệt chi ứng vốn ngân sách tràn lan cũng như giấu giếm nợ. Đồng thời cho biết, trần nợ công có thể bị phá vỡ năm 2016 và phải sửa Luật để nới trần.

  • Hai lãnh đạo GTVT nói về tiêu cực trong ngành2

    Hai lãnh đạo GTVT nói về tiêu cực trong ngành

    LTS: Việc trang bị đồng loạt các trạm cân xe lưu động trên cả nước thể hiện quyết tâm xử lý nghiêm hành vi chở quá tải để bảo vệ cầu đường. Thế nhưng mới đây vụ tiêu cực tại trạm cân Đắk Nông và kiến nghị của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam về dấu hiệu bảo kê xe quá tải tại Hải Phòng đã khiến dư luận lo ngại rằng chủ trương kiểm soát xe quá tải sẽ kém hiệu quả bởi tiêu cực.

  • Báo động đỏ: Sếp lớn cấu kết xã hội đen lũng đoạn xã hội3

    Báo động đỏ: Sếp lớn cấu kết xã hội đen lũng đoạn xã hội

    Vì tiền, vì tình, vì ân oán cá nhân... mà nhiều cán bộ nhà nước, giám đốc doanh nghiệp đã bất chấp tất cả, thậm chí bắt tay với cả xã hội đen, để rồi cuối cùng phải nhận hậu quả cho những sai lầm của mình.

Bài cùng chuyên mục