Từ khi nhận thông tin chồng mất tích cùng chiếc tàu cá Hsiang Fu Chun của Đài Loan, chị Thơm hoàn toàn ngã quỵ. 4 ngày nay, chị nằm bẹp trên giường, con bé thứ 2 phải nghỉ học ở nhà trông đàn em dại...
Trần Ngọc Công, một lao động Việt Nam 28 tuổi, vừa qua đời tại TP.Đài Nam, Đài Loan khi anh dũng cảm cứu một cháu bé 7 tuổi người Đài Loan.
Theo thông tin chính thức từ cộng đồng người Việt tại Đài Loan, anh Trần Ngọc Công (sinh ngày 4.5.1986, quê xóm 4, xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định) đã qua đời vào chiều 13.9 khi nỗ lực cứu một bé Đài Loan 7 tuổi bị ngã xuống sông.
Trần Ngọc Công là con trai độc nhất trong một gia đình nghèo khó, bố mất sớm, mẹ già tần tảo vay tiền cho con đi lao động xứ Đài với hy vọng kiếm được một số vốn dành dụm sau này.
Tuy nhiên, khi anh Công mới sang Đài Loan làm việc được hơn 1 năm thì công ty đã không có việc làm, anh đành phải ra ngoài tìm việc để trả nợ mà mẹ đã vay. Vô hình chung, anh trở thành lao động bất hợp pháp một cách bất đắc dĩ.
Chiều 13.9, khi anh đi ra sông câu cá thì nhìn thấy một em bé người Đài Loan đang chới với giữa dòng nước sâu.
Anh Công đã không ngại hiểm nguy, lao ngay xuống dòng nước sâu. Khi đẩy được em bé vào bờ thì anh Công đã đuối sức, bị dòng chảy xiết cuốn đi.
Đội cứu hộ đã lập tức có mặt nhưng phải mất 2 giờ đồng hồ sau mới tìm thấy xác anh Công.
Theo chị Thảo Vân, đại diện cộng đồng người Việt tại Đài Loan, người phụ trách Quỹ Trái tim yêu thương Đài Loan - Việt Nam, cái chết của anh Công khiến cộng đồng người Việt tại Đài Loan thương cảm, bởi tuổi đời của anh còn quá trẻ, để lại mẹ già cùng món nợ chưa trả hết. Sự hy sinh quên mình của anh Công là niềm tự hào của cộng đồng người Việt tại Đài Loan nói riêng và của người Việt nói chung.
Tuy nhiên, do thân phận lao động bất hợp pháp, đến nay gia đình anh Công không được hưởng bất kỳ sự hỗ trợ gì của công ty sử dụng lao động cũng như của chính quyền xứ Đài.
Thậm chí xác của anh sau khi tìm được, do không có tổ chức nào nhận, đành phải đưa vào Nhà xác Đài Nam lạnh lẽo không nhang khói và không biết khi nào mới được đưa về nước.
Gia đình em bé được cứu sống cũng không thể hỗ trợ gì cho gia đình anh Công do hoàn cảnh gia đình em bé cũng rất nghèo.
Để sớm đưa xác anh Trần Ngọc Công trở về quê mẹ, cộng đồng người Việt tại Đài Loan đang phát động chiến dịch quyên góp thông qua Quỹ Trái tim yêu thương Đài Loan - Việt Nam.
Sau khi lời phát động này vừa được chính thức công bố trên FB đã thu hút hơn 600 comment của những người lao động Việt Nam tại Đài Loan bày tỏ lòng tiếc thương và ngưỡng mộ tinh thần anh dũng hy sinh của người con đất Nam Định Trần Ngọc Công.
Lucy Nguyễn - Theo: TNO
Từ khi nhận thông tin chồng mất tích cùng chiếc tàu cá Hsiang Fu Chun của Đài Loan, chị Thơm hoàn toàn ngã quỵ. 4 ngày nay, chị nằm bẹp trên giường, con bé thứ 2 phải nghỉ học ở nhà trông đàn em dại...
Cơ quan điều tra Đài Loan mới đây khởi tố ông Tiêu Dụ Văn, quan chức ngoại giao từng làm việc tại Việt Nam, với tội nhận hối lộ để duyệt đơn xin cấp thị thực cho sinh viên muốn sang Đài Loan du học.
Bộ Công Thương vừa công bố báo cáo thu nhập bình quân hằng tháng của viên chức quản lý tập đoàn, tổng công ty năm 2013 trực thuộc Bộ. Theo đó, lương của chủ tịch các tập đoàn dầu khí, điện lực, than có mức 53-65 triệu đồng. Đây cũng là một trong những mức cao của lãnh đạo các tập đoàn.
Ngày 24-9, người thân anh Nguyễn Văn Thế (37 tuổi, quê ở xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) cho biết, lao động quê Hà Tĩnh và Nghệ An ở Angola báo về chính quyền địa phương và người thân: anh Thế đã tử vong ở Angola do bị cướp sát hại.
Sáng 23.9, công nhân Công ty CP Thủy sản Nhật Hoàng (Đà Nẵng) đã phản ảnh đến báo Lao Động về tình trạng hơn 26 công nhân bị Giám đốc Công ty CP thủy sản Nhật Hoàng chiếm dụng và “quỵt” bảo hiểm xã hội (BHXH) , gây khó khăn cho đời sống, công việc làm của họ.
Mới đây, gần 20 công nhân Cty CP thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang (huyện Lục Ngạn, Bắc Giang) gửi đơn kêu cứu đến các cơ quan có thẩm quyền liên quan, phản ánh về việc họ không được chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) đúng quy định, dù nhiều năm qua phải tự bỏ tiền để tham gia BHXH bắt buộc.
Nghiên cứu của Verité - tổ chức phi chính phủ quốc tế, cho thấy phí môi giới của lao động Việt Nam ở mức cao nhất nhưng lương lại thấp nhất.
Để đòi lương, công nhân kiên trì bám trụ tại công ty bất kể ngày đêm, mưa nắng trong cảnh “màn trời chiếu đất”
Hiện nay, nếu lấy mức lương trung bình khu vực dệt may, da giày và chế biến thủy - hải sản khoảng trên 4 triệu đồng/người/tháng, mỗi giờ làm việc của CN được khoảng 1USD.
Việc chiếm dụng Quỹ bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp đang diễn ra trên khắp các địa phương, nhưng chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe. Doanh nghiệp này trốn được, doanh nghiệp khác làm theo. Chiếm dụng Quỹ bảo hiểm đang trở thành phong trào!