tin phap luat logo

 
 
 

Đất vàng Triển lãm Giảng Võ: Miếng hời khó… nuốt

  • Cập nhật : 19/03/2015

 Mọi con mắt đều đổ dồn vào khu "đất vàng" hiếm hoi còn lại giữa trung tâm Thủ đô nhưng ít người biết rằng phía sau "miếng hời" này là "phần chìm của tảng băng nghĩa vụ" đầy thách thức và không dễ "nuốt trôi".

"Khúc xương 4.000 tỷ đồng"
 
Phiên bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam ngày 20/3 tới đây đang được giới đầu tư đón đợi.
Triển lãm Giảng Võ hiện thuộc quyền sở hữu của Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC). Theo thông tin được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, việc cổ phần hóa VEFAC có 3 dự án thành phần gắn liền với nhau: Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia trên trục Nhật Tân - Nội Bài (Dự án Nhật Tân - Nội Bài), Dự án Giảng Võ và Dự án Mễ Trì.
 
Trong đó, dự án Nhật Tân - Nội Bài sẽ là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia, thay thế cho Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam hiện tại. Công trình này được xác định là nơi đăng cai tổ chức các sự kiện lớn mang tính chất quốc gia nên kinh phí đầu tư rất lớn, trị giá xây dựng sơ bộ ít nhất lên đến 4.000 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng và xây dựng các khu hỗ trợ.
 
Và đây chính là "phần chìm của tảng băng nghĩa vụ và trách nhiệm" đầy khó khăn và thách thức trong thương vụ này.
 
Trước khi với tới được khu "đất vàng" ở dự án ở 148 Giảng Võ, nhà đầu tư phải hoàn tất toàn bộ dự án Nhật Tân - Nội Bài và bàn giao lại cho VEFAC như một hình thức BT. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư phải "móc hầu bao" ngay bằng vốn của mình ít nhất 4.000 tỷ đồng để hoàn thiện dự án Nhật Tân - Nội Bài và "giao đứt" lại cho VEFAC khai thác sử dụng.
 
Nhưng đó vẫn chưa phải phần "xương nhất". Nhà đầu tư còn phải đối mặt với áp lực rất lớn về tiến độ và các tiêu chuẩn khắt khe khác.
 
Cụ thể, đến cuối năm 2018, nhà đầu tư bắt buộc phải hoàn thiện và bàn giao được Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia cho VEFAC với chất lượng và tiêu chuẩn đạt yêu cầu là công trình mang tính biểu tượng quốc gia. Nếu làm chậm tiến độ hoặc không đạt yêu cầu về chất lượng xây dựng hay chưa đạt các tiêu chuẩn có khả năng bị thu hồi lại quyền triển khai dự án và không được hoàn lại kinh phí đã đầu tư.

mo ta anh

Triển lãm Giảng Võ, đất vàng lắm người thèm.

Đây là đề bài được coi là "đánh đố" vì từ nay đến 2018 chỉ còn 3 năm, trong khi Dự án Nhật Tân - Nội Bài mới có về chủ trương, chưa có "hình hài" cụ thể, thậm chí khu đất nào được chọn cũng chưa xác định chính xác.
 
Vậy làm thế nào để trong vòng 3 năm có thể hoàn tất việc giải phóng mặt bằng, được duyệt thiết kế, thi công và hoàn thiện.... Đây là thách thức rất lớn kể cả với những "đại gia" tự tin có tiềm lực hùng mạnh.
 
"Trong buông, ngoài thèm"
 
Dĩ nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn có động cơ và trông thấy cơ hội với dự án cổ phần hóa VEFAC vì trong phương án cổ phần hóa, ngoài khu đất vàng tại Giảng Võ, họ còn có cơ hội tiếp cận cả khu đất của dự án Mễ Trì.
 
Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, dự án Mễ Trì mới đang ở giai đoạn lập quy hoạch, xác định quy mô và hình thức đầu tư, chưa có thông tin nào cụ thể. Trong trường hợp cần ưu tiên thì phần diện tích dự kiến của dự án Mễ Trì có thể bị điều chuyển cho các dự án khác.
 
Đặc biệt, Nhà nước dù chỉ còn chiếm 10% cổ phần sau IPO nhưng vẫn có quyền phủ quyết đối với các hoạt động tại dự án này để đảm bảo đó vẫn là tài sản của Nhà nước và dự án được khai thác đúng định hướng.
 
Chính vì thế, dù có rất nhiều ông lớn "thèm thuồng" đối với dự án cổ phần hóa Triển lãm Giảng Võ, bày tỏ nguyện vọng được trở thành nhà đầu tư chiến lược song đến khi tìm hiểu kỹ thông tin về phương án CPH cũng như một loạt các nghĩa vụ, trách nhiệm đi kèm thì không ai dám bước tiếp. Đó cũng là lý do, CPH VEFAC thực chất đã có từ năm 2007 nhưng 8 năm trời việc tìm nhà đầu tư chiến lược vẫn thất bại.
 
Cuối năm 2014, có thông tin Tập đoàn Vingroup có văn bản chính thức bày tỏ mong muốn được đầu tư vào dự án này. Với tiềm lực khủng, khả năng huy động vốn cao không ngạc nhiên khi đại gia này được chấp thuận.
 
Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn cho rằng, ngay cả với Vingroup, "miếng hời" này cũng không hề "dễ nuốt". Vì không giống như những dự án khác, được toàn quyền chủ động từ A-Z, từ đó thúc đẩy được tiến độ, với dự án này Vingroup bị chi phối bởi nhiều yếu tố mà bản thân DN sẽ không hoàn toàn chủ động được. Giới đầu tư vừa đang chờ xem Vingroup sẽ giải bài toán này như thế nào.
 
Có thể thấy đây là "cuộc chơi" khắc nghiệt và ẩn chứa nhiều rủi ro vì dự án CPH VEFAC đòi hỏi tính liên tục rất cao (về tiến độ, vốn, khối lượng công việc) với nghĩa vụ phải đi trước, quyền lợi đi sau.
 
Trong khi nghĩa vụ đã có thể tính rõ bằng áp lực tài chính lẫn thời gian, chi ít nhất 4.000 tỷ đồng trong 3 năm nhưng quyền lợi thì vẫn còn chờ Nhà nước quyết. Rõ ràng, CPH VEFAC gắn với miếng đất vàng Giảng Võ dù rất hấp dẫn nhưng để tham gia cúng đương đầu không ít thách thức. Mà ở đó, tiền túi ngàn tỷ bỏ ra trước rồi mới chờ duyệt cơ chế để thu về sau.
 
Theo Hải Minh
Vietnamnet
Trở về

Xem thêm

  • Cổ ngữ bí ẩn trong ngôi làng thủ đô1

    Cổ ngữ bí ẩn trong ngôi làng thủ đô

    Một thứ ngôn ngữ không theo bất kỳ quy luật ngữ âm nào, không có cả trong những bản chép tay. Chỉ có con người được sinh ra, lớn lên trong một ngôi làng mới hiểu được ý nghĩa và lưu giữ bằng cách truyền khẩu từ đời này sang đời khác.

  • Khát vọng đổi đời của những ‘người trời’… tay trắng2

    Khát vọng đổi đời của những ‘người trời’… tay trắng

    Trong vòng 3 năm qua, số lượng du học sinh Việt Nam đặt chân đến Nhật Bản đã tăng lên 8 lần. Chỉ đứng sau Nepal, du học sinh Việt Nam là nguồn nuôi sống hệ thống trường Nhật ngữ, đồng thời bổ sung nguồn cung lao động giá rẻ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật. Nhưng nhiều du học sinh tự túc đã liều lĩnh đặt chân đến Nhật Bản, với một con số “0” tròn trĩnh về kỹ năng sống và văn hóa bản địa.

  • Ăn 5.000 tỉ đồng, sao còn bắt dân làm “con tin”?3

    Ăn 5.000 tỉ đồng, sao còn bắt dân làm “con tin”?

    Vì sao 90 triệu người dân Việt Nam phải mua đường với giá cao gấp rưỡi, thậm chí có thời điểm gấp đôi so với thế giới? Vì sao ngành mía đường ì ạch, không ngóc đầu lên nổi? Vì sao người nông dân trồng mía quá khổ?

Bài cùng chuyên mục