tin phap luat logo

 
 
 

Bắt giám đốc làm 'lâm tặc'

  • Cập nhật : 30/01/2015

 Hơn 300 m3 gỗ rừng tại huyện Đạ Tẻh (tỉnh Lâm Đồng) đã bị giám đốc một công ty tư nhân chuyên về khai thác và chế biến lâm sản tổ chức đốn hạ.

 
Ông Hoàng Văn Hiền (phía trái ảnh) bị Công an tỉnh Lâm Đồng dẫn giải về trại giam. Ảnh: MAI VINH
 
Ngày 24-1, Phòng cảnh sát điều tra về Trật tự kinh tế và Chức vụ Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Hoàng Văn Hiền (sinh năm 1978), Giám đốc Công ty khai thác và chế biến gỗ Trí Dũng (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) vì vi phạm các quy định về bảo vệ rừng.
 
Cùng ngày, công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã bắt ông Trương Thanh Hoà (sinh năm 1970, ngụ tại xã Hương Lâm, huyện Đạ Tẻh) với cùng tội danh. 
 
Theo thông tin ban đầu từ Công an tỉnh Lâm Đồng, tháng 11-2014, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án liên quan đến việc hơn 300 m3 gỗ rừng tại hai tiểu khu 526 (xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh) và 528 (xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên) bị “lâm tặc” đốn hạ. Đồng thời chuyển hồ sơ vụ án cho Công an tỉnh Lâm Đồng tiếp tục điều tra.
 
 
Ông Trương Thanh Hoà bị bắt tại nhà. Ảnh: MAI VINH
 
Sau hơn hai tháng điều tra, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện Hiền là người tổ chức cho Hoà đưa xe cơ giới và nhân công vào khai thác gỗ tại hai tiểu khu trên.
 
 
Cơ quan chức năng khám xét và niêm phong số gỗ trong kho của Công ty Trí Dũng. Ảnh: MAI VINH
 
Công an tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục mở rộng điều tra.

(Theo tuoitre)

Trở về

Xem thêm

  • Không bắt và xử lý được lâm tặc “đầu sỏ”1

    Không bắt và xử lý được lâm tặc “đầu sỏ”

    Đó là nhận định của Cục Kiểm lâm (Bộ NN&PTNT) tại Hội nghị tổng kết công tác quản lý, bảo vệ rừng sáng 1/12 tại Đà Nẵng. Hội nghị do Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức, đại diện Chi cục Kiểm lâm, Sở NN&PTNT các tỉnh, thành tham dự.

  • Tan hoang rừng giáp ranh Đắk Lắk - Gia Lai2

    Tan hoang rừng giáp ranh Đắk Lắk - Gia Lai

    Lâm tặc ồ ạt kéo vào khu vực rừng phòng hộ giáp ranh giữa xã Cư Klông (huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) và xã Chư Drăng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đốn hạ hàng trăm cây gỗ quý, người dân thấy rõ mà chính quyền địa phương “không hề hay biết”.

Bài cùng chuyên mục