tin phap luat logo

 
 
 

Hợp đồng miệng không trả lương thì trách nhiệm thế nào?

  • Cập nhật : 02/12/2014
Hỏi: Cách đây 3 tháng em có đi làm cho một người quen. Tới ngày nhận lương thì không có. Người này hứa mấy ngày nữa trả và cho em nghỉ việc, nhưng tới nay chưa trả tiền lương cho em với một số người khác. Em có thể làm đơn tố cáo người này về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không? langtu_............@yahoo.com.vn

mo ta anh

ảnh minh họa

Trả lời:
 
Xét về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
 
Khoản 1 Điều 139 BLHS (sửa đổi năm 2009) quy định:
 
“Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
 
Về mặt hành vi:
 
Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.
 
- Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động… (ví dụ: kẻ phạm tội nói là mượn xe đi chợ nhưng sau khi lấy được xe đem bán lấy tiền tiêu xài không trả xe cho chủ sở hữu) và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
 
- Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
 
Về giá trị tài sản chiếm đoạt:
 
Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên. Xét dấu hiệu cấu thành tội phạm của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nêu trên, có thể thấy hành vi của NSDLĐ không phải là lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
 
Quan hệ lao động và hình thức bảo vệ quyền lợi của NLĐ:
 
Trên thực tế, xét trong trường hợp này, giữa hai người đang tồn tại mối quan hệ lao động, theo đó, bạn được thuê mướn sức lao động có trả lương, hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói, phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 16 BLLĐ 2012: “Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói”.
 
Theo đó, NSDLĐ có nghĩa vụ trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn. Trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và NSDLĐ phải trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương (Điều 96 BLLĐ 2012).
 
Trước hết, trong trường hợp này, cách thức tốt nhất là hai bên phải trực tiếp thương lượng, đối thoại nhằm giải quyết hài hòa lợi ích của nhau.
 
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo
 
(Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN)
Trở về

Xem thêm

  • Hành trình từ đại biểu Quốc hội đến “trùm” lừa đảo1

    Hành trình từ đại biểu Quốc hội đến “trùm” lừa đảo

    Sự kiện cơ quan công an bắt giam để điều tra hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với ĐBQH Châu Thị Thu Nga chiều 7.1 không bất ngờ với nhiều người. Trước đó, hàng năm trời, hàng tá đơn thư tố cáo bà Nga đã được gửi đến khắp nơi. Chưa hết, gần đây còn xuất hiện hàng đoàn xe ba gác, căng biểu ngữ tố cáo bà Nga “diễu” ngay trước cửa tòa nhà Quốc hội.

  • Luật sư bị tố ‘quỵt’ tiền2

    Luật sư bị tố ‘quỵt’ tiền

    Ông luật sư này ký hợp đồng bảo vệ thân chủ trong một vụ kiện nhưng nhận 480 triệu đồng xong thì… “im ru bà rù”.

  • Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động3

    Quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    Hỏi: Vợ tôi là nhân viên văn thư, làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) xác định thời hạn từ tháng 1.2005 đến hết tháng 6.2014 thì vợ tôi làm đơn xin nghỉ việc và được cơ quan chấp thuận theo nguyện vọng.

Bài cùng chuyên mục