tin phap luat logo

 
 
 

Tin thế giới sớm 11-11-2014: Khi ông Putin "đọc vị" Mỹ và phương Tây - Trung Quốc chế tạo tàu khoan dầu khí nước sâu đầu tiên

  • Cập nhật : 11/11/2014

 Khi ông Putin "đọc vị" Mỹ và phương Tây

Tổng thống Putin quyền lực nhất thế giới năm 2014 Nga chỉ trích NATO quay lại thời Chiến tranh Lạnh Chiến tranh Lạnh lần hai? Mỹ chống Nga: Từ chia cắt lãnh thổ đến phát động Chiến tranh Lạnh Tổng thống Vladimir Putin đang vận dụng những chiến lược phi đối xứng để ngăn chặn và đánh bại những “kẻ thù” của nước Nga.
 
Thế giới hiện có khoảng 7,2 tỉ người, nhưng Mỹ chỉ dè chừng mỗi một người – đó là ông Putin, người hai năm liền được tạp chí Forbes (Mỹ) bình chọn là nhân vật quyền lực nhất thế giới. Lý do là vì, trên mỗi mặt trận của cái gọi là “một cuộc chiến tranh Lạnh mới”, ông chủ điện Kremlin đều đánh bại các thách thức tập thể từ phương Tây.
 
“Đi guốc trong bụng” đối thủ
 
Dựa trên kinh nghiệm hoạt động tình báo thực tiễn khi còn là sĩ quan tại Cơ quan An ninh Liên Xô (KGB), hơn bất kì một lãnh đạo nào, ông Putin hiểu rõ các bước đi của Mỹ. Mô thức chung cho các chiến dịch can dự của Mỹ là đạo diễn đảo chính, kích động bạo loạn và phản cách mạng ở những quốc gia có lãnh đạo theo đuổi chủ nghĩa dân tộc. Những ví dụ điển hình là ở Iran, Chile, Ecuador, Venezuela, Panama và mới nhất là ở Ukraine.
 
Cuốn “Lời thú tội của sát thủ kinh tế” (Confessions of an Economic Hitman) của tác giả John Perkins đã mô tả những “sát thủ” đã được phái đến các nước đang phát triển dưới bình phong là những chuyên gia tư vấn để đút lót, cưỡng bức các nhà ngoại giao, chuyên gia kinh tế, chính trị gia nước sở tại theo “đơn hàng” từ Mỹ diễn ra như thế nào. Thông thường, cuộc chiến kinh tế ngầm này sẽ thành công. Nhưng nếu thất bại, CIA sẽ phái những sát thủ thực sự, tiến hành ám sát những người cản đường Mỹ hoàn tất sự thống trị thế giới của mình.
 
Lối hành xử kiểu “2 trong 1” này đã tỏ ra thành công trong việc tạo dựng những nền “cộng hòa vỏ chuối”, mà ở đó Mỹ ít khi phải viện đến những công cụ khác. Hiếm khi Washington sử dụng chiến tranh để theo đuổi các mục đích kinh tế, như những gì đã diễn ra ở Iraq hoặc ở một khía cạnh nào đó là tại Lybia.
 
Tổng thống Putin hiểu rằng Mỹ đã sử dụng một thủ đoạn tương tự như vậy đối với Nga.
 
Từng là sĩ quan KGB hoạt động ở Cộng hòa Dân chủ Đức thời Chiến tranh Lạnh, ông chủ điện Kremlin biết rõ các “sát thủ” luôn lảng vảng xung quanh. Song hành các chiến dịch đen tối của Washington là cuộc chiến trần trụi. Nền kinh tế Mỹ rõ ràng là nền kinh tế gắn với chiến tranh. Sergei Glzyev, Cố vấn cho Tổng thống Putin, từng nói thẳng trong một hội nghị bàn tròn rằng: “Mỹ là bên thu lợi lớn nhất trong bất kì một cuộc chiến nào ở châu Âu - từ Thế chiến thứ nhất, Thế chiến thứ hai, cho đến Chiến tranh lạnh. Chiến tranh ở châu Âu là công cụ để Mỹ đạt tới sự thịnh vượng và kì diệu về kinh tế”.
 
Xung đột ở Ukraine hiện nay có vẻ như là tiền đề để kéo Nga đối đầu trực tiếp về quân sự với nước láng giềng, thúc đẩy một cuộc chiến tranh khu vực ở châu Âu. Phản ứng của Nga trong trường hợp này là triển khai trên hai mặt trận. Trước hết là không để bị lôi kéo vào chiến tranh về quân sự, làm phá sản toan tính của Mỹ.
 
Tấn công vào “yết hầu” kinh tế đối phương
 
Bước đi thứ hai chính là việc Tổng thống Putin đã vận dụng các chiến lược phi đối xứng để ngăn chặn và đánh bại đế chế Mỹ. Mục tiêu chủ đạo là đánh mạnh vào “trái tim của quyền lực Mỹ” – đồng USD. Với sự hậu thuẫn của các nước thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS), Nga đang hướng đến một nền giao dịch thương mại không phụ thuộc vào đồng bạc xanh, một bước đi có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ.
 
Zero Hedge, trang thông tin về các vấn đề tài chính, từng viết rằng, ông Glazyev đã đề xuất việc thiết lập một “liên minh chống đồng USD rộng rãi”, với sự tham gia tự nguyện của các nước và có khả năng phá thế áp đảo của đồng tiền USD trong buôn bán quốc tế. Một liên kết như vậy sẽ là bước đầu tiên để tạo lập một liên minh phản chiến giúp cản bước xâm lược Mỹ.
 
Điều đặc biệt là ở chỗ, ông Glazyev tin rằng, vai trò trung tâm trong việc thiết lập mô hình liên kết này do cộng đồng doanh nghiệp châu Âu đảm nhận, vì Mỹ muốn kích động một cuộc chiến ở châu lục này, phát động chiến tranh Lạnh chống Nga đe dọa lợi ích của các tập đoàn kinh tế lớn ở khu vực. Những e dè của Brussels trong việc tăng sức ép cấm vận nhằm vào Moskva gần đây có thể là minh chứng cho thấy, phía Nga đã phán đoán đúng cục diện tình hình.
 
Nga cũng thúc đẩy các nỗ lực thay đổi thể chế tài chính. Ngân hàng Phát triển mới của BRICS với số vốn ban đầu 100 tỉ USD không những phá ảnh hưởng của các thiết chế cho vay phương Tây, mà còn chấm dứt tình trạng dòng tiền từ các nước đang phát triển chảy ngược sang các nước phát triển. Hai thiết chế cho vay lớn nhất hiện nay là Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đều do phương Tây chi phối, với các điều khoản giải ngân rất ngặt nghèo. Đơn cử như việc, tiền đó có thể dùng mua hàng hóa, dịch vụ nhưng hàng hóa, dịch vụ đó phải là từ phương Tây.
 
Khi ông Putin có những bước đi chuẩn xác trên bàn cờ lớn địa chính trị, dĩ nhiên đối thủ sẽ không chịu ngồi yên. Việc đồng rubble liên tục mất giá so với đồng USD, kèm theo đó là dầu mỏ (nguồn thu chủ yếu của Nga) liên tục giảm giá hẳn nhiên là những đòn đánh của Mỹ và các đồng minh. Thế nhưng, là một võ sĩ Jodo có hạng, ông Putin thừa hiểu cách mượn lực đánh của đối phương để ra đòn đáp trả. Trước mắt, “thắng lợi” đang nghiêng về phía Nga, với việc ông Putin "dẫn trước" đồng cấp người Mỹ Barack Obama qua 5 “hiệp đấu”:
 
Vấn đề Syria: Ông Putin-1, ông Obama-0;
 
Việc sáp nhập Crimea: Ông Putin-1, ông Obama-0;
 
Khủng hoảng Ukraine: Ông Putin-1, ông Obama-0;
 
Đường ống dẫn khí: Ông Putin-2, ông Obama-0;
 
Vinh danh của Forbes: Ông Putin-2, Obama-0.
----------------------------
 Vì sao Triều Tiên thả tù nhân Mỹ?
Việc Chính quyền Bình Nhưỡng liên tiếp thả các tù nhân người Mỹ đang tạo ra nhiều đồn đoán về khả năng vấn đề hạt nhân của Triều Tiên với các cường quốc sẽ được giải quyết trong nay mai. 
 
Ngày 8/11, giới chức Mỹ thông báo hai công dân nước này là Kenneth Bae và Matthew Miller đã được Chính phủ Triều Tiên trả tự do và đã về đến Mỹ.
 
Công dân Mỹ Kenneth Bae, 42 tuổi và Matthew Miller, 24 tuổi bị phía Triều Tiên bắt giữ lần lượt vào tháng 11/2012 và tháng 4 năm nay. Cả hai người này đều bị kết án nhiều năm lao động khổ sai do cáo buộc có hành động thù địch đối với Bình Nhưỡng.
 
Theo truyền thông Mỹ, nhiệm vụ lần này, vốn được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, đã diễn ra trong sự bí mật tuyệt đối. Để không gây chú ý, đích thân Giám đốc cơ quan tình báo Mỹ, James Clapper, đã đến Triều Tiên đón Kenneth Bae và Matthew Todd Miller. Trước đó, chính ông Clapper đã trao thư tay của Tổng thống Obama cho đại diện của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim-jong un. Nội dung bức thư không được tiết lộ nhưng theo CNN là "ngắn gọn và cơ bản". Chuyến thăm của ông James Clapper đến Bình Nhưỡng đã diễn ra sau khi chính phủ CHDCND Triều Tiên "bất ngờ" liên lạc với các nhà chức trách Mỹ và yêu cầu gửi thành viên bất kỳ của chính quyền để thảo luận về việc thả Kenneth Bay và Matthew Todd Miller.
 
Sự việc xảy ra hai tuần sau khi một người Mỹ khác cũng vừa được thả. Tại sao Bình Nhưỡng có thái độ hòa dịu bất thường với kẻ thù Mỹ? Phải chăng hành động trả tự do lần này là tín hiệu Triều Tiên mong muốn nối lại đàm phán với Mỹ? Chính quyền Mỹ khẳng định rằng không có chuyện đổi chác và chưa sẵn sàng nối lại đàm phán chừng nào Bình Nhưỡng không từ bỏ chương trình hạt nhân.
 
Tuy nhiên, cựu đại sứ Mỹ tại Seoul, Christopher Hill, nhìn thấy một “cử chỉ có ý nghĩa” trong hành động trả tự do lần này. Nhưng Tổng thống Mỹ Barack Obama, khi chia sẻ niềm vui với các gia đình nạn nhân, đã không cảm ơn chính quyền Triều Tiên.
 
Một số nhà phân tích diễn giải thái độ khoan dung bất ngờ này của nhà lãnh đạo Kim-jong un như là một sự mong muốn cải thiện hình ảnh của Bình Nhưỡng trên trường quốc tế. Paul Carroll, chuyên gia về Triều Tiên ở Ploughshares Fund, San Francisco, nhận định: “Thông thường, con đường đi tới giải quyết loại việc này rất rõ ràng, thế nhưng lần này lại không như vậy”. Có thể là Triều Tiên tìm cách thăm dò các con đường khác để nối lại đối thoại với Mỹ”.
 
Vẫn theo ông Carroll, trong bối cảnh sức ép đối với Triều Tiên ngày càng gia tăng trong lĩnh vực nhân quyền, dường như Bình Nhưỡng muốn chứng tỏ là cũng biết cách ứng xử.
 
Đối với Washington, chính quyền Bình Nhưỡng sử dụng việc bắt các con tin Mỹ như một lá bài chính trị. Do vậy, theo giới phân tích, Mỹ rất thận trọng, tính toán kỹ trước khi có bất kỳ một nhượng bộ nào đối với các đòi hỏi của Triều Tiên.
 
John Delury, chuyên gia về Triều Tiên, thuộc đại học Yonsei, Seoul, nhận định, việc thả các công dân Mỹ là “một tín hiệu tích cực, nhưng việc nối lại đối thoại trực tiếp thì còn rất xa vời”.
 
Chuyên gia Peter Beck, thuộc Viện New Paradigm, Séoul, nhấn mạnh: “Việc trả tự do này không làm thay đổi vấn đề một cách cơ bản. Triều Tiên có thể cho rằng giờ đây trái bóng ở bên sân của Mỹ, nhưng chưa rõ liệu Washington có muốn đối thoại hay không”.
 
Vấn đề chính trị nước Mỹ, cùng với cuộc bầu cử nghị viện giữa kỳ, cũng có thể tác động đến hồ sơ này. Chính quyền Washington đã đáp lại cử chỉ của Triều Tiên một cách rất chừng mực. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry bày tỏ hy vọng là các cuộc thương lượng về chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ sớm được nối lại, tức là trong khuôn khổ vòng đàm phán sáu bên, chứ không phải tay đôi trực tiếp giữa Mỹ và Triều Tiên.
 
Cho đến nay, Mỹ luôn nhấn mạnh là chỉ mở đối thoại ở cấp cao nếu Triều Tiên thể hiện rõ quyết tâm từ bỏ chương trình hạt nhân.
------------------------
Trung Quốc chế tạo tàu khoan dầu khí nước sâu đầu tiên
Tân Hoa Xã ngày 8/11 đưa tin, tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc đã diễn ra lễ bàn giao chiếc tàu khoan dầu khí nước sâu nội địa đầu tiên do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo.
 
Theo nguồn tin trên, chiếc tàu khoan này có tên “OPUS TIGER 1” do Tập đoàn Hoa Bân đầu tư, Tập đoàn công nghiệp biển Opusoffshore, Công ty đóng tàu Thượng Hải và Công ty thiết bị khoan dầu Hồng Hoa cùng thiết kế chế tạo. Sau khi đưa vào sử dụng, tàu khoan này sẽ bổ sung cho sự thiếu hụt tàu khoan dầu khí nước sâu của Trung Quốc tại các vùng biển sâu.
 
Theo Lưu Thiếu Hoa, Phó Chủ tịch Tập đoàn Hoa Bân, tàu khoan dầu khí này là một đột phá lớn trong ngành công trình biển của Trung Quốc. Tàu đã đạt tới trình độ trên thế giới về độ tin cậy, và hiệu suất sử dụng, tàu này phù hiệu với việc thăm dò dầu khí và khí thiên nhiên tại khu vực Biển Đông và Biển Hoa Đông.
 
Còn ông Vương Dũng, giám đốc Công ty đóng tàu Thượng Hải, cho biết: "Tàu này có chiều dài 170 m, chiều rộng 32 m, tàu được thiết kế với lượng giãn nước khoảng 46.000 tấn, có khả năng tác nghiệp khoan dầu khí ở độ nước sâu khoảng 1.700 m, có khả nưng khoan tới độ sâu 12.000 m, thủy thủ tàu khoảng 150 người. Trên tàu được trang bị các trang thiết bị khoan tối tân trên thế giới, có khả năng khảo sát và khai thác dầu khí tại vùng biển sâu, tàu này có thể tự di chuyển trên biển".
 
Giá trị chế tạo chiếc tàu không được tiết lộ, nhưng theo các chuyên gia dự đoán, giá trị của chiếc tàu này vào khoảng 200-300 triệu USD.
 
Tập đoàn Hoa Bân hiện đã ký kết với Công ty đóng tàu  Thượng Hải tiếp tục sản xuất 3 chiếc tàu khoan dầu nước sâu khác. Dự kiến công ty này sẽ lần lượt bàn giao tàu vào  quý 2/2015, quý 3/2016 và quý 1/2017.
 
Trung Quốc tăng cường chế tạo các tàu khoan dầu khí nước sâu nhằm phối hợp với các giàn khoan nước sâu hiện có như giàn khoan Hải Dương 981, giàn khoan Nam Hải 09 để tăng cường các hoạt động khai thác dầu khí tại Biển Đông và Hoa Đông.
--------------------------
Mỹ quan ngại về tình trạng tăng cường quân sự tại Đông Ukraine
Theo THX, Nhà Trắng ngày 9/11 cho biết Mỹ "vô cùng quan ngại" trước việc gia tăng giao tranh và tăng cường quân sự của quân ly khai ở miền Đông Ukraine.
 
Trong một tuyên bố, Phát ngôn viên Bernadette Meehan của Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng nhấn mạnh: "Mọi âm mưu của quân ly khai hòng chiếm giữ thêm vùng lãnh thổ ở miền Đông Ukraine sẽ là vi phạm trắng trợn các thỏa thuận được ký ở Minsk (Belarus)."
 
Ông Meehan kêu gọi: "Nga phải cho phép khôi phục chủ quyền của Ukraine dọc đường biên quốc tế phía bên Ukraine, dưới sự giám sát của Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho phép phóng thích toàn bộ các con tin."
 
Chính phủ Ukraine và quân ly khai ở miền Đông nước này đã ký một thỏa thuận ngừng bắn ngày 5/9 vừa qua tại thủ đô Minsk của Belarus dưới sự chứng kiến của các phái viên đến từ Nga và OSCE.
-----------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat Tổng hợp

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin tai nạn rủi ro sớm 07-10-2014: Cháy trường mẫu giáo, di tản khẩn cấp hàng chục học sinh

     Cháy trường mẫu giáo, di tản khẩn cấp hàng chục học sinh

    Vụ cháy xảy ra vào khoảng 16 giờ 30 phút chiều 6-10, tại Trường Mẫu giáo Hoa Phượng Đỏ (số 42, đường 1011, phường 5, quận 8, TP HCM).
     
    Ông Nguyễn Minh Thông (63 tuổi), nhân viên bảo vệ của một công ty ở gần đó, cho biết: “Tôi đang ở trong công ty thì nghe bên ngoài nhiều tiếng la lớn “cháy, cháy” nên chạy ra xem thì thấy khói bốc lên nghi ngút từ tầng 3 của ngôi trường”.
     
    Thời điểm này, hàng chục em học sinh nhốn nháo, hoảng loạn được các thầy cô giáo trong trường khẩn cấp di tản qua căn nhà khác tại khu vực để bảo đảm an toàn.

  • 2

    Tin trong nước sớm 07-10-2014:Mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang

     Mở tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang

    Ngày 5-10, tại cảng Thuận An (tỉnh Thừa Thiên - Huế), Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức lễ công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Kiên Giang.
     
    Có chiều dài trên 1.550 km bờ biển với 62 cửa sông, tuyến vận tải ven biển này rất thuận tiện cho tàu thuyền lưu thông sâu vào đất liền để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.

  • 3

    Tin thế giới chiều 06-10-2014: Úc ngăn chặn 11 nghi can khủng bố

     Úc ngăn chặn 11 nghi can khủng bố tại các sân bay

    Úc đã ngăn chặn 11 nghi can khủng bố tại sân bay ở thành phố Melbourne và Sydney trong vòng chưa đầy 1 tháng qua.
     
    Một số nghi can bị phát hiện mang theo những bức ảnh chặt đầu lưu trong các thiết bị điện tử, như điện thoại di động, theo tờ The Australian (Úc) ngày 6.10.
     
    Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Hải quan, lực lượng Cảnh sát liên bang Úc, cùng Đơn vị Chống khủng bố mới thành lập vào tháng 8.2014 đã thu giữ hàng chục ngàn USD tiền mặt bất hợp pháp và nhiều thiết bị điện tử tại các sân bay.

  • 4

    Tin tai nạn rủi ro chiều 06-10-2014: Chín học sinh vào viện cấp cứu sau khi tiêm vắc-xin sởi, rubella

     Chín học sinh vào viện cấp cứu sau khi tiêm vắc-xin sởi, rubella

    Sáng 6.10, tại TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), các học sinh trung học cơ sở trên địa bàn thành phố được ngành y tế tổ chức tiêm vắc-xin sởi, rubella. Khoảng 8 giờ cùng ngày, chín học sinh được tiêm loại vắc-xin này có biểu hiện nhức đầu, khó thở….
     
    Nhà trường và các điểm tiêm vắc-xin đã nhanh chóng đưa các em học sinh đến cấp cứu tại Bệnh viện Lê Lợi, TP.Vũng Tàu.

  • 5

    Tin thế giới trưa 06-10-2014: Tàu hải quân Malaysia mất tích - Trung Quốc thử tên lửa đạn đạo liên lục địa

     Tàu hải quân Malaysia mất tích bí ẩn

    Một tàu chiến đấu của hải quân Malaysia, CB 204, đã mất liên lạc với đất liền và mất tích khi “đang làm nhiệm vụ như thường lệ” ở ngoài khơi bang Sabah ngày 5-10. Trên tàu có bảy quân nhân Malaysia.
     
    Vị trí cuối cùng được ghi nhận của tàu CB 204 được ghi nhận là cách đảo Mengalum ngoài khơi Sabah 20 hải lý (37 km).
     
    Tư lệnh hải quân Malaysia, Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, nói với báo Malaysia The Star rằng ông không nghĩ có sự can thiệp từ bên ngoài với việc chiếc tàu mất tích.

  • 6

    Tin An ninh trật tự trưa 06-10-2014: Nhóm côn đồ xông vào cửa hàng cướp tài sản

     Nhóm côn đồ xông vào cửa hàng cướp tài sản

    Ngày 5/10, Công an quận 5, TPHCM cho biết vẫn đang điều tra truy xét băng nhóm côn đồ xông vào cửa hàng tiện ích 24H ở số 9 đường Nguyễn Kim, phường 12, quận 5 dùng hung khí uy hiếp nhân viên, lấy đi nhiều hàng hóa có giá trị.
     
    Theo thông tin ban đầu, khoảng 2h20 sáng 29/9, một nhóm khoảng 10 thanh niên mặt mày bặm trợn, tay cầm dao Thái Lan xông vào cửa hàng nói trên dùng dao uy hiếp nhân viên bán hàng rồi ngang nhiên lấy nhiều đồ đạc, bỏ vào 3 bao tải mang đi.

  • 7

    Tin Pháp luật trưa 06-10-2014: Bắt một Tổng giám đốc ôm tiền tỷ bỏ trốn

     Bắt một Tổng giám đốc ôm tiền tỷ bỏ trốn

    Ngày 5-10, Phòng Cảnh sát Truy nã tội phạm (PC 52) Công an tỉnh Bình Dương cho biết, vừa bắt giữ Võ Hy Hoàng Long (41 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) về hành vi “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
     
    Theo cơ quan điều tra, Long được cổ đông Công ty Cổ phần bao bì công nghệ cao Vĩnh Tường (Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) tin tưởng giao giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng giám đốc. Khi có chức vụ, Long được ủy quyền quản lý tài sản, thế chấp, cầm cố tài sản để vay vốn.

  • 8

    Tin hình sự sáng 06-10-2014: Tạt axit làm bỏng 7 người

     Tạt axit làm bỏng 7 người

    Ngày 5-10, Cơ quan CSĐT Công an TP HCM cho biết đã chuyển kết luận điều tra và hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Văn Dũng (SN 1983, quê Bến Tre) về hai tội “Giết người” và “Cố ý gây thương tích”.
     
    Dũng làm nghề mua bán phụ tùng ô tô tại quận 5 và quen biết với chị Hồng Kim Huôi (SN 1990, quê Kiên Giang) từ năm 2009. Đến năm 2011, Dũng ngỏ lời yêu đương nhưng chị Huôi từ chối vì chị sắp kết hôn với anh Đặng Minh Trí (SN 1991, ngụ quận Tân Phú).