tin phap luat logo

 
 
 

Tin thế giới 22-10-2014: Tổng hợp về biểu tình ở Hong Kong 37

  • Cập nhật : 22/10/2014

 Đối thoại bế tắc, chính quyền Hồng Kông hẹn cải cách năm 2022

Cuộc gặp gỡ giữa chính quyền Hồng Kông và đại diện sinh viên kết thúc mà không có tiến triển đột phá nào, dù chính quyền "hứa hẹn" một sự thay đổi vào năm 2022.
 
Đúng như phần lớn trông đợi, cuộc gặp đầu tiên của chính quyền Hồng Kông với các sinh viên đại diện cho người biểu tình đã kết thúc mà không có tiến triển đáng kể nào. Sinh viên hiện vẫn chưa xác nhận về vòng đàm phán thứ hai, Reuters cho biết.
 
Theo South China Morning Post (SCMP), phía chính quyền Hồng Kông đề nghị "cải cách hệ thống bầu cử vào năm 2022", thay vì 2017. Bà Carrie Lam, trong buổi họp báo sau cuộc đối thoại đầu tiên vào chiều tối 21.10, đưa ra bốn luận điểm chính.
 
Thứ nhất, theo bà Carrie Lam, dù cuộc bầu cử năm 2017 phải tuân theo quyết định ngày 31.8 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, vẫn có nhiều "khoảng trống" để thảo luận về tiến trình đề cử và phương thức bầu cử chức đặc khu trưởng. Đây sẽ là mục đích của vòng lấy ý kiến công chúng thứ hai.
 
Thứ hai, mô hình của cuộc bầu cử năm 2017 chưa phải là mô hình cuối cùng.
 
Thứ ba, bà Carrie Lam kêu gọi sinh viên nên hỗ trợ xây dựng một nền tảng với tầm nhìn dài hạng cho việc phát triển hiến pháp sau năm 2017.
 
Thứ tư, chính quyền Hồng Kông đang cân nhắc việc phản ánh quan điểm của người dân lên chính quyền trung ương.
 
Phát biểu sau bà Carrie Lam, Alex Chow, Tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông, cho rằng chính quyền đã đưa ra một vài động thái thiện chí, như việc báo cáo lên Bắc Kinh về tình hình hiện tại ở Hồng Kông, theo Reuters. Tuy nhiên, đề nghị mà chính quyền đưa ra "mơ hồ", SCMP dẫn lời Chow.
 
Alex Chow cũng nói rằng nhóm của anh ta cần đối thoại với các nhóm, đảng khác trước khi quyết định hành động tiếp theo, theo SCMP.
 
Trước đó, trong cuộc gặp, Lesler Shum, Phó tổng thư ký Liên hội Sinh viên Hồng Kông, đã miêu tả buổi đối thoại là: "Sau 1 giờ 45 phút đối thoại, chính quyền vẫn kêu gọi sinh viên chấp nhận mô hình bầu cử hiện tại", theo Wall Street Journal (WSJ).
 
WSJ dẫn lời Patrick Yeung, một người biểu tình đã sớm bỏ xem buổi đối thoại (được phát sóng trực tiếp trên truyền hình, người biểu tình dựng màn hình chiếu để xem tại đường phố) và nói rằng sẽ về đi ngủ, và "dành sức cho những ngày biểu tình tiếp theo".
 
Trong khi đó, Reuters cho biết cuộc gặp giữa sinh viên và chính quyền tại Hồng Kông cũng được tường thuật trực tiếp tại Trung Quốc, dù chỉ dành cho các quan chức chính phủ theo dõi.
-------------------------
Mỹ nói không can thiệp nội tình Hong Kong
Báo South China Morning Post của Hong Kong dẫn lời ông Scott Robinson - người phát ngôn của tổng lãnh sự quán Mỹ - khẳng định Washington không ủng hộ đặc biệt cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào trong cuộc biểu tình ở Hong Kong. Tuy nhiên, ông Robinson cũng lặp lại Washington ủng hộ khát vọng của người Hong Kong và tán thành chính quyền thành phố thực thi việc bầu cử phổ thông phù hợp với luật định. 
 
Trước đó, nói qua kênh truyền hình ATV World tối qua, đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tố cáo: “Có những thế lực bên ngoài nhúng tay vào. Đây hoàn toàn không còn là phong trào trong nội địa Hong Kong nữa và đang vượt ngoài tầm kiểm soát”.
 
Cùng ngày, cảnh sát Hong Kong đã chỉ trích các bậc phụ huynh ở đặc khu này để con cái của mình tham gia biểu tình gây hỗn loạn ở quận Mong Kok và gọi đó là “hành động cực kỳ vô trách nhiệm và nguy hiểm”. Biểu tình ở quận Mong Kok đang leo thang khi hàng chục người, cả thường dân và cảnh sát Hong Kong, đã bị thương trong các cuộc đụng độ những ngày qua.
 
Báo South China Morning Post trong khi đó dẫn các nguồn tin thân cận với chính quyền trung ương cho biết Bắc Kinh chưa vội hành động để ngăn chặn biểu tình ở Hong Kong bởi giới chức nước này không muốn rắc rối xảy ra trong ít nhất một tháng tới, khi có nhiều sự kiện quan trọng cả trong nước lẫn quốc tế diễn ra ở Bắc Kinh.
------------------------
​Lãnh đạo Hong Kong đối thoại với người biểu tình
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại, lãnh đạo Hong Kong Lương Chấn Anh cho biết sẽ đưa ra một số nhượng bộ đối với người biểu tình.
 
Ông Lương cho biết cuộc bầu cử đặc khu trưởng năm 2017 sẽ được diễn ra dân chủ hơn. “Có khả năng làm cho ủy ban đề cử (các ứng cử viên đặc khu trưởng) trở nên dân chủ hơn” – ông Lương nói với nhóm nhỏ các nhà báo trước khi bước vào cuộc đàm phán với người biểu tình.
 
Theo Báo Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng, hiện tại đại diện của phía chính quyền và lãnh đạo biểu tình đã có mặt tại Học viện Y Học – nơi diễn ra cuộc đàm phán.
 
Dù vậy, nhiều nhà quan sát cho rằng, cuộc đối thoại giữa đại diện sinh viên và các lãnh đạo Hong Kong sẽ không đem lại kết quả khả quan. Nhiều người lo ngại sẽ xảy ra các vụ đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát sau khi cuộc đàm phán kết thúc.
 
Chính bản thân ông Lương Chấn Anh cũng thừa nhận các cuộc đàm phán sẽ không thể giải quyết mọi vấn đề. “Các cuộc đối thoại không thể giải quyết tất cả vấn đề nhưng việc có thể ngồi lại với nhau là một sự khởi đầu tốt” – ông Lương Chấn Anh nói.
 
Tuy nhiên, đặc khu trưởng Hong Kong cũng ám chỉ rằng Bắc Kinh đang dần mất kiên nhẫn với cuộc biểu tình tại Hong Kong.
 
“Cho đến bây giờ, Bắc Kinh vẫn để chính phủ Hong Kong tự giải quyết vấn đề, vì vậy tôi nghĩ chúng ta nên cố hết sức, Bản thân tôi, chính quyền và người dân Hong Kong nên cố hết sức để giữ trạng thái đó” – New York Times dẫn lời ông Lương cho biết.
 
Lo ngại xảy ra đụng độ
 
“Tôi thực sự lo ngại cho tối nay” – nhà lập pháp Claudia Mo nói với AFP – Nếu đây chỉ là một màn trình diễn chính trị, nhiều người sẽ nghĩ: Thế thì chúng ta hãy xuống đường lần nữa”
 
Surya Deva, giáo sư trường đại học Hong Kong cho biết tình hình có thể sẽ tệ hơn nếu chính phủ tiếp tục từ chối nhượng bộ người biểu tình đòi dân chủ.
 
“Điều đó cho thấy sự mất lòng tin của chính quyền vào người dân … và điều này cũng cho thấy sự thiên vị đối với người giàu và người nghèo của hệ thống chính trị hiện thời – nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernamdo Cheung nói - Làm thế nào mà người nghèo Hong Kong tuân theo pháp luật và tin vào pháp trị khi họ không có hi vọng được trao quyền về kinh tế và chính trị”
 
Sự cạnh tranh gay gắt với thành phần giàu đó đại lục, sự bất bình về mối quan hệ nồng ấm giữa Bắc Kinh và thành phần giàu có của Hong Kong khiến cho thế hệ trẻ cảm thấy bất an về tương lai của họ.
 
Khoảng cách giàu nghèo là một trong những vấn đề nan giải ở đặc khu Hong Kong. Số liệu công bố hồi tháng 9-2013 cho thấy, khoảng 20% người dân Hong Kong (khoảng 1,31 triệu người) được xếp vào hàng những người nghèo tại đặc khu này.
 
Tuyên bố được đưa ra sau cuộc đối thoại kéo dài 2 giờ giữa chính quyền và đại diện phong trào Chiếm trung tâm hôm 21-10.
 
“Cuộc đối thoại hôm nay hi vọng sẽ là cuộc đối thoại đầu tiên trong số các vòng đàm phán tiếp theo” – Chánh văn phòng đặc khu Hong Kong Carrie Lam nói trong cuộc họp báo sau khi kết thúc cuộc đối thoại.
 
Tuy nhiên, bà Lam vẫn khẳng định chính quyền Hong Kong kiên quyết giữ vững lập trường bầu lãnh đạo trong danh sách các ứng cử viên do Bắc Kinh lựa chọn.
 
“Nếu sinh viên không chấp nhận điều đó, tôi e rằng chúng ta sẽ tiếp tục có những quan điểm bất đồng” – bà Lam nói.
 
Bà Lam cũng khẳng định sẽ phản ánh các quan điểm của người dân đến chính quyền trung ương.
 
Cuộc đối thoại giữa chính quyền Hong Kong và lãnh đạo người biểu tình diễn ra ở Học viện Y Học lúc 18g (tức 17g giờ VN) được truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông Hong Kong.
 
Tại khu trung tâm mua sắm Mong Kok, người biểu  tình dựng các màn hình lớn để theo dõi tường thuật trực tiếp cuộc đối thoại.
 
“Đây là thời điểm lịch sử bởi lần đầu tiên một nhóm biểu tình ở Hong Kong được ngồi ngang hàng với đại diện chính quyền để nói rằng: Chúng tôi không đồng ý với các ông, chúng tôi muốn dân chủ” – Nathan Law, một lãnh đạo của Liên đoàn sinh viên Hồng Kong cho biết.
------------------------
'Dân nghèo Hồng Kông thống trị bầu cử nếu phổ thông đầu phiếu'
 Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh nói với giới truyền thông rằng nếu chính quyền đáp ứng đòi hỏi về hình thức bầu cử của người biểu tình, thì dân nghèo sẽ thống trị cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo Hồng Kông sắp tới.
 
“Nếu đây hoàn toàn là một trò chơi về số lượng, thì rõ ràng bạn đang nói về phân nửa số cư dân Hồng Kông đang sống với mức thu nhập chưa đầy 1.800 USD/tháng”, ông Lương phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với báo chí nước ngoài.
 
Đặc khu trưởng Hồng Kông nói rằng nếu cho người dân đề cử các ứng viên, thì thành phần đông nhất của xã hội (có thu nhập dưới 1.000 USD/tháng) nhiều khả năng sẽ thống trị cuộc bầu cử, và ông khẳng định lập trường của mình rằng việc bầu cử bằng hình thức phổ thông đầu phiếu là điều không thể, AFP đưa tin.
 
AFP bình luận phát biểu nói trên của ông Lương nhiều khả năng sẽ càng làm tăng sự phẫn nộ của người biểu tình, vốn đã xem ông như khó gần và là người cố làm vui lòng một thành phần nhỏ các nhà tài phiệt đang thống trị Hồng Kông.
 
Hàng chục ngàn người biểu tình phong tỏa các khu vực trung tâm Hồng Kông trong hơn 3 tuần qua nhằm yêu cầu Trung Quốc cho phép người dân đặc khu được tự bầu lãnh đạo trong năm 2017. Bắc Kinh đã bác bỏ yêu cầu này và chỉ cho phép người Hồng Kông chọn lựa trong số các ứng viên do Bắc Kinh chọn sẵn.
-------------------------
Biểu tình ở Hồng Kông sẽ kéo dài thêm 1 tháng
Một nguồn tin chính quyền đặc khu Hồng Kông tiết lộ các nhà chức trách nhận thức rõ rằng việc cố gắng giải tán người biểu tình bằng vũ lực là không thực tế, đồng thời tiên liệu ​​các cuộc biểu tình vốn làm tê liệt một phần thành phố từ cuối tháng trước có thể tiếp tục trong ít nhất 1 tháng nữa.
 
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn mới đây của tờ The New York Times, Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh ngầm ám chỉ chính quyền trung ương sẽ can thiệp một khi tình hình vẫn không khá khẩm hơn. “Cho đến nay, Bắc Kinh để cho Hồng Kông tự giải quyết. Do đó, tôi nghĩ cần phải cố gắng hết sức mình” – ông Lương nói.
 
Hôm 20-10, tòa án sơ thẩm đã yêu cầu người biểu tình ở các khu vực Vượng Giác (Mongkok) và Kim Chung (Admiralty) rời đi ngay lập tức. Tòa án cho rằng “hành vi của những người biểu tình đã gây ra tắc nghẽn… vượt quá ranh giới của cuộc biểu tình cùng với việc đối đầu bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát ngày càng gia tăng”.
 
Trong khi đó, theo kế hoạch, 5 đại diện sinh viên sẽ đàm phán với 5 đại diện chính quyền Hồng Kông bắt đầu lúc 18 giờ chiều nay (21-10). Cuộc đối thoại được chia làm ba phần, ở phần khai mạc, mỗi bên sẽ phát biểu 5 phút, trong đó đại diện chính quyền sẽ phát biểu trước; ở phần bế mạc, mỗi bên phát biểu 10 phút, trong đó đại diện Hiệp hội Sinh viên Hồng Kông (HKFS) phát biểu trước. Riêng phần thảo luận tự do sẽ kéo dài 90 phút. Toàn bộ quá trình đối thoại sẽ được Đài Truyền hình Hồng Kông (RTHK) truyền hình trực tiếp.
 
Tổng Thư ký HKFS Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) cho biết ​​cuộc đàm phán tập trung vào vấn đề cải cách chính trị và phản ứng của cảnh sát trong các cuộc biểu tình, trong đó có việc sử dụng hơi cay, tiêu cay. Trong khi đó, một số học giả suy đoán tình hình Hồng Kông cũng được đưa ra tại phiên họp toàn thể lần thứ 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, khai mạc hôm 20-10 tại thủ đô Bắc Kinh.
-------------------------
Tòa án Hồng Kông yêu cầu người biểu tình rời khỏi Vượng Giác
Tòa án tối cao Hồng Kông hôm 20-10 đã ban hành lệnh cấm người biểu tình chiếm các tuyến đường ở khu mua sắm Vượng Giác (Mongkok), 1 ngày trước khi cuộc đàm phán giữa chính quyền và người biểu tình diễn ra.
 
Lệnh cấm đầu tiên dành cho Hiệp hội Điều hành và Tài xế taxi Hồng Kông, lệnh cấm thứ 2 áp dụng đối với Công ty xe bus Chiu Luen.
 
Những tài xế taxi và xe bus bị mất việc do người biểu tình đóng chốt trên các tuyến đường chính gây cản trở giao thông, thậm chí một số khu vực bị đình trệ hoàn toàn. Họ tập trung tại các điểm nóng để phản đối khiến tình hình càng hỗn loạn hơn.
 
Theo báo South China Morning Post, lệnh cấm của tòa án có hiệu lực ngay thời điểm ban hành, ngày 20-10.
 
Các vụ đụng độ hôm 17 và 18-10 ở Vượng Giác khiến hàng chục người bị thương, trong đó có 22 cảnh sát. Lực lượng an ninh đã bắt giữ 4 người hôm 19-10.
 
Trong khi đó, các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông đang phản đối kịch liệt tuyên bố của đặc khu trưởng Lương Chấn Anh về việc “các thế lực bên ngoài” có tham gia cuộc biểu tình trên bán đảo.
 
Trước đó, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình địa phương ATV, ông Lương cho rằng cuộc biểu tình “không hoàn toàn là phong trào trong nước vì có lực lượng bên ngoài tham gia”. Tuy nhiên, ông không chỉ đích danh lực lượng nào can dự.
 
Tổng Thư ký Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow Yong-kang khẳng định tuyên bố của ông Lương là bằng chứng cho thấy vị đặc khu trưởng Hồng Kông đang tìm cách trấn áp phong trào.
 
Một cuộc đàm phán giữa lãnh đạo sinh viên Hồng Kông và các quan chức chính quyền sẽ diễn ra vào ngày 21-10, được phát sóng trực tiếp trên truyền hình. Ông Lương cho biết chính quyền đặc khu chỉ muốn một kết thúc hòa bình và có ý nghĩa cho vấn đề đang xảy ra hơn 3 tuần qua
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luattổng hợp

Trở về

Xem thêm

  • 1

    Tin thế giới 11-12-2014: Tổng hợp về biểu tình ở Hong Kong 50: Hong Kong bắt gần 250 người - Biểu tình sẽ chuyển sang hình thức khác

     Hong Kong bắt gần 250 người, chấm dứt biểu tình

    Cảnh sát Hong Kong hôm qua bắt 247 nhà hoạt động dân chủ và dọn dẹp hầu hết điểm biểu tình chính, chấm dứt cuộc biểu tình kéo dài hơn hai tháng trên đường phố, nhưng nhiều người hô vang: "Chúng tôi sẽ trở lại". 
  • 2

    Tin thế giới 20-10-2014: Tổng hợp về biểu tình ở Hong Kong 36

     Hồng Koong: Biểu tình leo thang trước đàm phán, 22 cảnh sát bị thương

    Hy vọng giảm bớt cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở Hông Kông kể từ khi Anh trao lại thành phố này cho Trung Quốc năm 1997 đang trông chờ vào cuộc đàm phán dự kiến tổ chức vào ngày mai (21.10) giữa chính quyền và các thủ lĩnh sinh viên và sẽ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình.
     
    Cuộc biểu tình đòi dân chủ ở Hồng Kông đã bước sang tuần thứ tư trong khi chính quyền sở tại ngày càng có ít lựa chọn để kết thúc khủng hoảng, còn người biểu tình ngày càng sẵn sàng đối đầu với cảnh sát.
  • 3

    Tin thế giới 18-10-2014: Tổng hợp về biểu tình ở Hong Kong 35

     Người biểu tình Hồng Kông tái chiếm Mong Kok

    Đêm 17, rạng sáng 18.10, khoảng 1.000 người biểu tình tại Mong Kok (Vượng Giáp) lại dựng lên những rào chắn mới bằng gỗ và các vật liệu khác, một số người mang kính bơi và mũ bảo hiểm, theo Reuters.
     
    Trước đó, đám đông người biểu tình, miệng hô khẩu hiệu "hãy mở con đường ra", cố gắng vượt qua những hàng cảnh sát trên một giao lộ chính của khu vực Mong Kok và họ dùng dù để chắn hơi cay.

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin An ninh trật tự trưa 22-10-2014: Băng nhóm “người nhện” gây ra 25 vụ trộm - Kẻ trộm két bạc khai được bạn tù chỉ bảo mánh khóe

     Băng nhóm “người nhện” gây ra 25 vụ trộm
    Chiều 21/10, Cơ quan CSĐT Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, vừa khám chuyên án trộm cắp tài sản, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam 3 đối tượng liên quan là Nguyễn Văn Mạnh (19 tuổi), ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội; Lễ Văn Sơn (24 tuổi) và Đào Viết Lưu (tức Linh), (21 tuổi), ở quận Ba Đình, Hà Nội.
    Cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng, truy bắt đồng phạm của các đối tượng trên để xử lý theo quy định pháp luật.

  • 2

    Tin trong nước trưa 22-10-2014: Bộ GD&ĐT nhầm lẫn - TP.HCM, Công nhân đình công - Hà Nội công bố qui hoạch mới

     Bộ GD & ĐT ‘nhầm lẫn’ trong hướng dẫn chứng chỉ miễn thi ngoại ngữ
    Ngay sau khi Bộ GD&ĐT có công văn quy định chứng chỉ và đối tượng được miễn thi ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 thì nhiều trường ĐH cho biết, Bộ đã hướng dẫn sai thông tin đơn vị cấp chứng chỉ IELTS.
     
    Trong công văn Bộ quy định: Trong kỳ thi năm 2015 sẽ thực hiện miễn thi môn ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT cho các thí sinh có nguyện vọng và đáp ứng một trong các điều kiện: có một trong các chứng chỉ còn giá trị sử dụng tính đến ngày tổ chức kỳ thi (ngày 9/6/2015).

  • 3

    Tin Pháp luật trưa 22-10-2014: Một vụ lừa xuất khẩu lao động khó xử

    Khó xử một vụ lừa xuất khẩu lao động từ 14 năm trước
    Mới đây, TAND tỉnh Nghệ An đã hoãn xử sơ thẩm vụ lừa xuất khẩu lao động (XKLĐ) xảy ra ở TP Vinh từ 14 năm trước vì vắng chủ tịch HĐQT Công ty Đại Huệ Phan Thị Khoa (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan).
     
    Bà Khoa có đơn xin vắng mặt vì bị bệnh. Tuy nhiên, vì vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần có bà Khoa để làm rõ nên đại diện VKS tỉnh Nghệ An và luật sư bảo vệ cho hai bị cáo Dương Thị An, Trần Thị Hồng Hoa đã đề nghị tòa hoãn xử.

  • 4

    Tin Tai nạn rủi ro sáng 22-10-2014: Cần trên 250 triệu USD để tẩy độc dioxin

    Cần trên 250 triệu USD để tẩy độc dioxin
    Kết quả khảo sát gần đây cho thấy khối lượng đất, trầm tích bị nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) lớn gấp nhiều lần ước tính trước đó
    Ngày 21-10, tại Đồng Nai, Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (Văn phòng Ban Chỉ đạo 33) phối hợp với Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam (UNDP) tổ chức hội thảo “Đánh giá thực trạng ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa - những việc cần làm”.

  • 5

    Tin trong nước sáng 22-10-2014: Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không thay đổi

     Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc không thay đổi

     “Hiện nay, dù Trung Quốc đã rút giàn khoan nhưng âm mưu hiện thực hóa đường lưỡi bò, độc chiếm biển Đông là không thay đổi”, thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu tại phiên thảo luận ở tổ của Quốc hội ngày 21.10.
     
    Ông Tỵ nói: “Chính phủ đã có điều hành quyết liệt để đối phó với những biến động của tình hình biển Đông tác động đến đời sống KT-XH, vì thế chúng ta đã xử lý tốt vấn đề biển Đông bằng sự kết hợp hài hòa giữa quân và dân”. Theo thượng tướng Đỗ Bá Tỵ, điều đáng mừng là nhiều ngư dân đã kiên quyết bám biển, thậm chí, có nhiều người bị thương vẫn tiếp tục đòi ra tuyến đầu.

  • 6

    Tin An ninh trật tự sáng 22-10-2014: Đi xe không biển cướp giật iPhone 5s giữa phố

     Đi xe không biển cướp giật iPhone 5s giữa phố
    Ngày 21/10, cơ quan Công an quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội cho biết, hiện đơn vị đang tạm giữ đối tượng Nguyễn Thành Trung (SN 1997, ở 618, tổ 7A Trương Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội) để điều tra về hành vi "Cướp giật tài sản", đồng thời tổ chức truy bắt đồng bọn của Trung.
     
    Trước đó, vào khoảng 7h35 ngày 9/10, khi làm nhiệm vụ tại tuyến phố Đoàn Trần Nghiệp, tổ công tác Công an phường Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trưng phát hiện Nguyễn Thành Trung cùng một đối tượng khác điều khiển chiếc xe máy nhãn hiệu Honda Wave màu xanh, không mang BKS có hành vi cướp giật tài sản.

  • 7

    Tin thế giới sáng 22-10-2014: Máy bay Đài Loan đâm nhau giữa trời, phi công thiệt mạng

    Máy bay Đài Loan đâm nhau giữa trời, phi công thiệt mạng
    Một phi công nhiều kinh nghiệm của không quân Đài Loan hôm nay đã thiệt mạng sau khi máy bay của anh này va phải một máy bay khác trong buổi tập luyện cho một đội bay biểu diễn của quân đội.
     
    Vụ tai nạn xảy ra khi 3 máy bay huấn luyện AT-3 do Đài Loan chế tạo từ đội bay nhào lộn "Thunder Tigers Squadron" đang thực hiện một chương trình huấn luyện thông thường, không quân Đài Loan cho biết trong một tuyên bố ngày 21/10.

  • 8

    Tin Pháp luật sáng 22-10-2014: Bi hài: Kiện đòi chồng cũ trả công làm vợ 100 ngàn đồng/ngày - Chồng nộp đơn xin ly hôn vì vợ... quá dữ

     Kiện đòi chồng cũ trả công làm vợ 100 ngàn đồng/ngày
    Không chấp nhận với khoản chia một nửa tài sản chung, người vợ trên 50 tuổi yêu cầu ông chồng trên 70 tuổi phải tính công làm vợ mỗi ngày 100.000 đồng trong thời gian chín năm hai tháng chung sống với nhau.
     
    Ngày 21-10, Tòa Dân sự TAND tỉnh Bình Định xử phúc thẩm, bác kháng cáo của bà DTĐH (51 tuổi, ngụ thị trấn Bồng Sơn, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) về việc yêu cầu chồng cũ của mình là ông NT (70 tuổi, ngụ cùng địa phương) phải trả công làm vợ cho bà mỗi ngày 100.000 đồng trong khoảng thời gian chín năm hai tháng chung sống với nhau.