tin phap luat logo

 
 
 

Tin Quốc hội họp sáng 21-11-2014: Sáu giải pháp xử lý nợ công của Thủ tướng

  • Cập nhật : 21/11/2014

 Sáu giải pháp xử lý nợ công của Thủ tướng

Báo cáo giải trình và trả lời chất vấn trước Quốc hội vào chiều 19-11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một lần nữa khẳng định mức nợ công hiện nay vẫn trong giới hạn an toàn.
 
Thủ tướng cho hay Chính phủ đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý nợ công đã tăng sát trần cho phép (không quá 65% GDP), áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. “Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Nếu chủ quan, buông lỏng, không tiếp tục chủ động kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô” - Thủ tướng cảnh báo và đưa ra sáu giải pháp về nợ công.
 
Một là quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP, nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định là không quá 55% GDP). Tỉ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định là không quá 25%). Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ khác.
 
Hai là nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế-xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch. Rà soát, phê duyệt chặt chẽ danh mục sử dụng vốn vay của Chính phủ, vốn vay được Chính phủ bảo lãnh và vốn vay của chính quyền địa phương. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư… Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
 
Ba là khẩn trương cơ cấu lại nợ công, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và chi phí vay vốn. Các khoản vay mới, kể cả vay để đảo nợ chủ yếu phải có kỳ hạn từ năm năm trở lên. Tăng tính thanh khoản của thị trường trái phiếu chính phủ; kiểm soát chặt chẽ việc trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh và thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. Bố trí nguồn từ ngân sách nhà nước trong giới hạn quy định và sử dụng quỹ tích lũy trả nợ để bảo đảm trả nợ đúng hạn.
 
Bốn là nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2014 khoảng 39,9% GDP và dự kiến đến năm 2020 khoảng 46% GDP (quy định là không quá 50% GDP). Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý việc vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng để từ năm 2015 bảo đảm tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ này trong giới hạn quy định (dưới 25% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hằng năm).
 
Năm là từng bước chủ động điều chỉnh cơ cấu thu chi ngân sách nhà nước theo hướng lành mạnh hơn, tập trung tăng tỉ trọng thu nội địa, triệt để tiết kiệm và giảm tỉ trọng chi thường xuyên, tăng tỉ trọng chi đầu tư và bố trí đủ nguồn trả nợ. Phấn đấu đến năm 2020 tỉ trọng thu nội địa chiếm khoảng 80% tổng thu; tỉ trọng chi đầu tư khoảng 25%-30%, chi thường xuyên khoảng 50%-55%, chi trả nợ khoảng 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước và bội chi khoảng 4% GDP.
 
Sáu là rà soát, hoàn thiện thể chế, sửa đổi, bổ sung Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công, Chiến lược quản lý nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, Chương trình quản lý nợ công trung hạn. Cùng đó, bảo đảm quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nợ công, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội bền vững.
-------------------------
Quốc hội thông qua cách tính lương hưu mới
Từ 1/1/2018, mức lương hưu được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm đóng của lao động nữ và 16 năm của lao động nam.
 
Sáng 20/11, Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi với tỷ lệ tán thành hơn 71% dù trước đó vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí đề nghị không thông qua dự án luật tại kỳ này. Luật gồm 9 chương, 125 điều; dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/1/2016.
 
Theo đó, cách tính lương hưu hàng tháng được sửa đổi theo hướng tăng dần số năm đóng. Cụ thể, từ 1/1/2018, mức lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với 15 năm với lao động nữ và 16 năm với lao động nam. Với lao động nam, từ năm 2019 mức này tương tứng với 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm, lao động được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
 
Theo Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai, việc thực hiện theo lộ trình như thế để người lao động có thời gian thích nghi với chính sách mới, giảm thiểu tác động bất lợi với người nghỉ hưu, đặc biệt là lao động nữ.
 
Ngoài ra, mức bình quân lương hàng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình. Cụ thể, tính bình quân 15 năm cuối từ khi luật có hiệu lực thi hành 1/7/2015 đến 31/12/2019; từ 1/1/2020 đến 31/12/2024 tính bình quân của 20 năm cuối; từ 1/1/2025 trở đi tính bình quân của toàn bộ thời gian.
 
Khu vực kinh tế tư nhân đang thực hiện quy định tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.
 
Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này cũng mở rộng thêm 2 đối tượng tham gia bảo hiểm xã bắt buộc gồm: người lao động có hợp đồng lao động 1-3 tháng và người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn. Cơ quan bảo hiểm xã hội cũng được giao thêm chức năng thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
 
Về chế độ thai sản, lao động nữ được nghỉ việc khi sinh con là 6 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi cứ mỗi con người mẹ được thêm 1 tháng. Người chồng cũng được nghỉ 5 ngày khi vợ sinh thường và 7 ngày nếu vợ sinh mổ và sinh non. Trường hợp vợ sinh đôi, thì chồng được nghỉ 10 ngày, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày...
-------------------------
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận: Không có lợi ích nhóm khi Bộ viết sách giáo khoa
“Chính phủ muốn giao Bộ Giáo dục và đào tạo viết SGK là để chủ động ứng phó với mọi khả năng xảy ra. Ở đây tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm gì cả”- Bộ trưởng Phạm Vũ Luận phát biểu trong phiên QH thảo luận về đề án đổi mới chương trình, SGK vào ngày nhà giáo Việt Nam sáng 20.11.
 
Đăng ký phát biểu ngay sau 3 ý kiến đầu tiên, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận ngay lập tức đưa ra cảnh báo biên soạn SGK là rất khó khăn, thực tiễn lịch sử cho thấy lực lượng tham gia không nhiều do đây là công việc khó khăn, đòi hỏi khoa học, thời gian viết rất dài, đãi ngộ chưa thỏa đáng. Trong khi đó, lần này lực lượng làm sách còn ít hơn vì làm theo cách mới chứ không truyền thụ kiến thức là chính như cũ.
 
“Dự báo, với cơ chế xã hội hóa, có hai khả năng xảy ra: Thứ nhất, nhiều nhóm sẽ biên soạn được sách tốt, giúp Bộ lựa chọn. Và khả năng thứ 2 không nhiều người tham gia viết, thậm chí nhiều mảng sách không có người viết”- Bộ trưởng Luận nói và mở ngoặc thêm rằng “Kinh nghiệm cho thấy khả năng 2 rất dễ xảy ra”.
 
Theo ông, chính vì khả năng này, Chính phủ muốn giao Bộ viết SGK để chủ động ứng phó với mọi khả năng xảy ra. Ở đây tuyệt nhiên không có lợi ích cục bộ, lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm gì cả- Bộ trưởng khẳng định.
 
Giải đáp thắc mắc của ĐBQH về việc Bộ biên soạn dẫn đến tình trạng vừa đá bóng vừa thổi còi, Bộ trưởng tuyên bố thẳng thắn: Trong lịch sử, Bộ Giáo dục chưa bao giờ trực tiếp viết SGK và cũng sẽ không trực tiếp viết. Việc viết SGK do các nhà giáo, nhà khoa học tham gia. Bộ chỉ tập huấn thông tin cần thiết, ban hành chính sách và hỗ trợ cho nhóm viết sách.
 
Thầy cô vùng sâu tiếp nhận còn nhanh hơn vùng có điều kiện
 
Viết SGK là “Việc lớn, phức tạp và tỷ mỉ”- ông Luận nhấn mạnh, đồng thời cho rằng việc thẩm định do một hội đồng gồm chuyên gia nhiều bộ ngành am hiểu không tham gia viết trực tiếp thẩm định, chứ không phải hội đồng của Bộ thẩm định sách do Bộ viết ra.
 
Đối với kinh phí viết sách, Bộ trưởng nói đây là “kinh phí cần để viết 1 bộ SGK chứ không phải là số tiền phải giao cho Bộ để làm SGK”.
 
Về tính khả thi của Đề án, trong lúc nhiều ĐB băn khoăn về những tồn tại, yếu kém đặc biệt là chất lượng của đội ngũ giáo viên nhất là ở vùng sâu, vùng xa, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho rằng: Dù yếu tố đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều bất cập, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết hiện có 18 đề án liên quan đến giáo dục trong đó có đề án về cơ sở vật chất, có đề án đổi mới giáo viên, có đề án đổi mới chương trình sư phạm. “Các thầy cô ở vùng sâu, vùng xa lúc đầu rất e dè, ngại ngùng khi tiếp cận cái mới. Nhưng sau đó họ tiếp nhận rất nhanh, thậm chí đón nhận cái mới còn nhanh hơn các thầy cô vùng có điều kiện”- Lời Bộ trưởng Luận.
-------------------------
“Cử tri chờ đợi lời hứa của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH!”
Đó là ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khi kết luận phiên chất vấn của Quốc hội với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH. Ông cho rằng, trước rất nhiều vấn đề chiến lược được ĐB và cử tri đặc biệt quan tâm về đào tạo nguồn nhân lực, giải quyết BHXH hay chính sách với người có công…., bộ trưởng đã đưa ra nhiều lời hứa và cử tri sẽ chờ đợi những lời hứa ấy.
 
Đào tạo nghề: Thừa nhận nhiều hạn chế!
 
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền có nhiều câu hỏi xoáy vào các bất cập của công tác đào tạo nhân lực, dẫn đến đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng, thất nghiệp tràn lan… ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) bức xúc: “Nhiều sinh viên ra trường không tìm được việc hoặc làm trái ngành nghề tăng. Với hơn 20% số LĐ từ 20 - 24 tuổi thất nghiệp là điều đáng suy nghĩ vì đã đào tạo mà không gia nhập vào thị trường LĐ, trong khi nhu cầu cấp thiết là LĐ trình độ cao. Đây là bức xúc của cử tri cả nước. Bộ trưởng sẽ đưa ra phương án giải quyết gì rõ nét trước mắt và lâu dài?”.
 
Bộ trưởng Chuyền thừa nhận, tổ chức dạy nghề vẫn còn nhiều nơi làm chưa tốt. Trong đó tâm lý của thanh niên nhìn nhận học nghề chưa đúng thực chất. Một năm có trên 900.000 HS tốt nghiệp thì có 600.000 HS vào CĐ, ĐH. “Nguyên nhân nữa là cách tổ chức dạy còn khiếm khuyết, thiết bị, đội ngũ, kết nối giữa nhu cầu DN và dạy nghề chưa tốt” - bà Chuyền nói. Để hạn chế tình trạng này, bộ trưởng cho biết, sẽ phối hợp với Bộ GDĐT trong tuyển sinh phân luồng, tổ chức tốt cho LĐ nông thôn tham gia nhiều hơn để tăng dần số lượng học nghề, phấn đấu năm 2015 đạt 55% số LĐ nghề có qua đào tạo.
 
Về quản lý LĐ đi xuất khẩu nước ngoài bỏ trốn, bà Chuyền cho hay đã xuống 13 tỉnh, TP để tuyên truyền, giáo dục và thuyết phục gia đình LĐ khuyên LĐ trở về, đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép người đi XKLĐ phải ký quỹ, có quy định xử phạt. Với các tổ chức lợi dụng để lừa đảo LĐ đi xuất khẩu. 
 
Theo bộ trưởng, một số việc đã làm: Ký phối hợp với công an bằng thông tư liên tịch để triển khai, một số vụ đã được xử lý, công khai trên mạng Tổng cục Quản lý lao động ngoài nước về những DN được đưa NLĐ đi nước ngoài. “Mong muốn NLĐ tìm hiểu kỹ trước khi đi, tránh lừa đảo. Đồng thời sẽ phối hợp với thanh tra, kêu gọi chính quyền địa phương vào cuộc cụ thể, nếu phát hiện và xử lý ngay, chắc chắn sẽ được kịp thời xử lý các hiện tượng tiêu cực này” - bà Chuyền cho biết.
 
Thêm quyền thanh tra cho cán bộ BHXH
 
Trước đề nghị của ĐB Nguyễn Văn Thịnh (Hưng Yên) về việc làm rõ số lượng chủ sở hữu trốn đóng BHXH của NLĐ, Bộ trưởng Chuyền cho biết, qua thanh tra, trong tổng số hơn 700.000 DN vẫn có tình trạng nợ đọng BHXH. Muốn giải quyết triệt để nhất thiết các địa phương phải cùng vào cuộc với bộ. 
 
“Đợt thảo luận QH lần này, tôi đã đưa ra nhiều đề xuất xử lý, theo đó bổ sung vào Luật BHXH lần này quyền thanh tra cho cơ quan BHXH. Mặt khác, cơ quan BHXH phải cung cấp thông tin về quá trình đóng BH công khai để NLĐ giám sát. Các DN cố tình chiếm dụng, nợ BHXH phải chuyển cơ quan điều tra xử lý” - bà cho biết.
 
“Để thực hiện lời hứa trước QH tại phiên họp năm 2013 rằng người có công không còn giấy tờ thì sẽ được xem xét, chúng tôi sẽ phối hợp MTTQ tổng rà soát những người có công nhưng chưa được hưởng, đồng thời các đối tượng giả đã được nắm số liệu bước đầu. Hết tháng 11, chúng tôi sẽ có số liệu tổng hợp và công bố rộng rãi với dư luận” - người đứng đầu ngành LĐTBXH đưa ra lời hứa.
-------------------------

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin trong nước sớm 12-10-2014: Báo Trung Quốc trách Mỹ thiên vị Việt Nam

    Báo Trung Quốc trách Mỹ thiên vị Việt Nam
    Mỹ thiên vị khi chỉ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam trong khi vẫn giữ cấm vận với Trung Quốc, và cảnh báo việc bỏ cấm vận này là một hành động can thiệp và gây mất ổn định, theo Nhân dân Nhật báo Trung Quốc ngày 10.10.
     
     Hãng tin Mỹ UPI ngày 10.10 cho biết bài báo trên tờ Nhân dân Nhật báo ngày 10.10 (đăng lại của tờ Beijing News - Tin tức Bắc Kinh) nói rằng việc Mỹ dỡ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là một hành động “không hợp lý”. Hơn nữa, chính sách này là phần mở rộng rõ ràng về sự can thiệp của Mỹ đối với sự cân bằng quyền lực trong khu vực, theo Nhân dân Nhật báo.

  • 2

    Tin hình sự sớm 12-10-2014: Nạn nhân chết do bị siết cổ

    Nạn nhân chết do bị siết cổ
    Dựa vào kết quả giám định pháp y, Cơ quan công an tỉnh Bình Thuận bước đầu xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn nhân Lê Thị Kim Tuyến (19 tuổi) ngụ Tân Thuận, Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận là do bị đập đầu và siết cổ cho đến chết.
     
    Qua khám nghiệm tử thi, cơ quan chức năng còn phát hiện hộp sọ của nạn nhân bị thương. Ngoài bị sát hại, nạn nhân có thể còn bị cướp xe máy, điện thoại di động… Hiện cơ quan công an đang truy tìm hung thủ gây ra cái chết của Tuyến.

  • 3

    Tin An ninh trật tự sớm 12-10-2014: Băng nhóm hơn 50 tên diễu phố “gặp ai chém nấy”

    Băng nhóm hơn 50 tên diễu phố “gặp ai chém nấy”
    Chiều 11-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa (tỉnh Long An) đã hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị viện kiểm sát cùng cấp truy tố Cái Hải Đăng và Lê Ngọc Lâm (cùng ngụ xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa) tội cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng.
     
    Đăng và Lâm cầm đầu băng nhóm gần 60 người diễu hành, chém người giữa phố gây hoang mang cho người dân.
     
    Theo hồ sơ vụ việc, đêm 31-3, sau khi ăn nhậu cùng 8 người khác, Đăng lấy xe máy chở một người trong nhóm ra chợ mua trái cây nhậu tiếp.

  • 4

    Tin Pháp luật sớm 12-10-2014: Chi cục Phát triển nông thôn sai phạm trên 1,1 tỷ đồng

     Chi cục Phát triển nông thôn sai phạm trên 1,1 tỷ đồng
    -Thanh tra tỉnh Tiền Giang vừa có kết luận về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được UBND tỉnh giao tại Chi cục Phát triển nông thôn (thuộc Sở NN&PTNT). Qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong việc thu, chi, thanh quyết toán gây thất thoát trên 1,1 tỷ đồng.
     
    Trong đó, liên quan tới việc sử dụng kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, Thanh tra tỉnh kết luận, từ năm 2011-2013, Chi cục Phát triển nông thôn Tiền Giang chi bồi dưỡng cho Ban chỉ đạo, tổ chuyên viên, văn phòng điều phối của tỉnh không có chế độ qui định, với tổng số tiền sai phạm là 345.250.000 đồng. 

  • 5

    Tin tai nạn rủi ro sớm 12-10-2014: Cháy ở Công ty xổ số kiến thiết Thủ Đô

     Cháy ở Công ty xổ số kiến thiết Thủ Đô
    Khoảng 18g45 tại trụ sở Công ty xổ số kiến thiết Thủ Đô (53E Hàng Bài, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã xảy ra vụ cháy.
     
    Nhiều nhân chứng có mặt tại hiện trường cho hay, nguyên nhân dẫn đến vụ cháy là do chập điện từ thiết bị điều hòa.
     
    Theo người dân, ngọn lửa xuất phát từ tầng 7 của tòa nhà có chứa nhiều thiết bị điều hòa.

  • 6

    Tin An ninh trật tự chiều 11-10-2014: Không kiếm được việc làm ổn định nên…bán dâm

    Không kiếm được việc làm ổn định nên…bán dâm
    Chiều 10-10, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông đã bàn giao các đối tượng mua bán dâm cho Công an thị xã Gia Nghĩa để tiếp tục điều tra làm rõ hành vi mua bán dâm.
     
    Trước đó, khoảng 22g ngày 9/10,  đội phòng chống tệ nạn xã hội (PC45) Công an tỉnh đã phối hợp với Công an phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa ập vào bắt quả tang bốn cặp nam nữ đang thực hiện hành vi mua bán dâm. Tang vật thu được là  1,2 triệu đồng và bốn bao cao su đã qua sử dụng.

  • 7

    Tin Pháp luật chiều 11-10-2014:Chở cả ô tô tài liệu đến làm thủ tục hải quan

    Hàng loạt nỗi thống khổ của DN xuất nhập khẩu vì gánh nặng thủ tục hải quan, thông quan hàng hóa… được nêu ra tại hội thảo thực hiện Nghị quyết 19 của Chính phủ: Đơn giản hóa thủ tục quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Hội thảo do dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID/GIG) và CIEM tổ chức vào ngày 10-10. 

  • 8

    Tin hình sự chiều 11-10-2014: Cất giấu gần 1.400 viên ma túy tổng hợp trong nhà nghỉ

     Sáng 11/10, tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm ma túy Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, lực lượng liên ngành vừa bắt giữ nhóm đối tượng cất giấu 1.393 viên ma túy tổng hợp.