tin phap luat logo

 
 
 

Tin Quốc hội họp sáng 19-11-2014:Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được”

  • Cập nhật : 19/11/2014
 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được”
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, kết thúc phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã yêu cầu phải xử lý nghiêm túc đối với tội phạm buôn lậu, kinh doanh trái pháp luật khi hàng gian hàng giả hàng nhái đang rất nghiêm trọng. “Cần phải có chuyển biến. 2015 phải thấy được kết quả. Nếu sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được”- ông nói.
 
Nhấn mạnh ý nghĩa “Chống buôn lậu phải được coi là một cuộc đấu  tranh và phải giành thắng lợi vì nó ảnh hưởng đến sản xuất, đến cạnh tranh, đến đời sống của người dân”, Chủ tịch QH đề nghị cần tăng cường lực lượng phòng chống, đặc biệt lực lượng QLTT. Phải thống nhất lại lực lượng này vững mạnh, có năng lực, nhưng phải trong sạch chứ thực tế “Tiếp tay khá nhiều, thông đồng khá nhiều”.
 
Công tác chống buôn lậu hàng giả hàng nhái cần phải có chuyển biến. 2015 phải thấy được kết quả.  Bởi nếu sâu bọ lằng nhằng thế này không cách gì phát triển được. “Đây là trách nhiệm trước nhân dân”- Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
 
Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng khẳng định công nghiệp hỗ trợ còn nhiều yếu kém, còn chưa thành công, và đây là yếu tố tác động tới xuất nhập khẩu dẫn tới nhập siêu. Cho rằng “Đây là vấn đề lớn”, Chủ tịch QH đề nghị  Chính phủ cần quyết liệt hơn trong việc đầu tư vào lĩnh vực này. Có chính sách cần thiết thúc đẩy, tạo điều kiện cả về môi trường, chính sách cũng như đầu tư để các doanh nghiệp hỗ trợ phát triển. Cần phải có ngay nghị định để có sự tác động ngay.
 
“Sam Sung hiện chủ yếu nhập khẩu thiết bị vật tư để xuất khẩu. Dệt may, da giày nhập khẩu rất lớn. Tỷ lệ nhập siêu với nước láng giềng, đặc biệt là láng giếng lớn là 2/3 nhập, 1/3 xuất. Có lệ thuộc hay không, có độc lập hay không phụ thuộc vào công nghiệp hỗ trợ”.
 
Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu Bộ Công thương cần tranh thủ ý kiến các nhà khoa học “mở Hội nghị diên hồng, bàn, hiến kế mà làm”.
 
Về quản lý bình ổn giá, phải thực hiện tốt luật giá, bình ổn hàng thiết yếu gắn với đời sống nhân dân. Không thể để tình trạng “Trước đây thì giá xăng tăng cắt tóc cũng tăng giá, mớ rau cũng tăng giá. Giờ giá xăng xuống nhưng giá vận tải không xuống, các việc khác cũng không xuống”.
(theo Lao động)
-------------------------
Đừng để con ốc vít đắt đỏ như hạt ngô
So sánh giá thành sản xuất một chiếc ốc vít với giá sản xuất ngô, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng công nghiệp (CN) hỗ trợ phải làm sao để giá thành có thể cạnh tranh chứ không thể như hạt ngô phải nhập vì nước ngoài về vì giá thành sản xuất trong nước quá đắt đỏ.
 
Phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục sáng nay bằng một câu hỏi gay gắt của ĐBQH Tô Văn Tám (Kon Tum). Cho biết không đồng ý với trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về vấn đề quy hoạch ngành công nghiệp hỗ trợ, ông Tám công bố thông tin: Đến 2012 mới có  quyết định đầu tiên về CN hỗ trợ. Năm 2014 mới có quy hoạch. Theo ông Tám, giữa việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng về phát triển CN hỗ trợ và thực tế triển khai ở tầm vóc chính sách là “quá chậm chạp”. “Là cơ quan giúp Chính phủ thực hiện, Bộ trưởng nhìn nhận thế nào? Trách nhiệm ra sao?”- ông Tám chất vấn.
 
“Chia lửa” với Bộ Công thương, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng bản chất của việc phát triển công nghiệp hỗ trợ chính là việc thành lập, cổ vũ động viên lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ, là doanh nghiệp tư nhân.
 
CN hỗ trợ mà không đề cập đến điều này thì đó là một sai lầm- ông Vinh nói. VN cần một lực lượng DN vừa và nhỏ mạnh. Nếu DN tư nhân được phát triển mạnh mẽ thì không chỉ tạo ra động lực phát triển cho đất nước mà còn tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng, sẽ tạo ra nhiều việc làm và không chỉ lắp ráp, gia công.
 
Cho biết bản thân rất vui vì QH chọn 2015 là năm Doanh nghiệp Việt Nam, năm giúp đỡ DN vừa và nhỏ, tuy nhiên Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh đến các giải pháp cho DN vừa và nhỏ, rằng: Luật phải minh bạch để cứ đến công quyền là cấp phép. Chứ bây giờ cứ phải có tiền thì không đơn giản. Đó là việc khuyến khích khởi nghiệp DN; tạo mọi điều kiện để họ tiếp cận vốn.
 
Đối với việc chuyển giao công nghệ, ông Vinh nói các DN Đức, Nhật sẵn sàng chuyển giao công nghệ và nhận lại sản phẩm làm ra để lắp ráp. Bản thân Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã tổ chức liên tục các hội nghị nhưng số DN tiếp cận được chưa nhiều.
 
Riêng đối với vấn đề sản xuất và thị trường, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh phải có cơ chế làm sao để giá thành có thể cạnh tranh, chứ không thể như hạt ngô phải nhập vì nước ngoài về vì giá thành sản xuất trong nước quá đắt đỏ.
 
Bộ trưởng Hoàng, người đã 8 năm làm bộ trưởng, sau đó xác nhận việc xây dựng  cơ chế chính sách còn chậm. “Trách nhiệm của Bộ Công thương thế nào tôi đã báo cáo”- ông Hoàng nói- “Tới đây, chúng tôi sẽ có các biện pháp khắc phục những chậm trễ trong xây dựng cơ chế chính sách. Trước hết là  đề nghị Chính phủ xem xét nghị định và sớm thông qua sửa các luật thuế trong đó có các chính sách đối với CN hỗ trợ.
-------------------------

 Bộ trưởng Nội vụ: Lỡ kế hoạch tăng lương 7-8%/năm trong 5 năm tới

Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết đã tham mưu Chính phủ kế hoạch điều chỉnh mức lương cơ sở từ 2015-2010 tăng bình quân từ 7-8%/năm để đến 2020 đạt mức 1,8 triệu đồng/tháng. Nhưng do năm 2015 không đủ nguồn lực nên chỉ tăng với nhóm cán bộ khó khăn.
 
Báo cáo giải trình của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình gửi đến các đại biểu Quốc hội trước phần đăng đàn của ông Bình rất dày dặn, tới 15 trang, với 5 nội dung lớn: nâng cao chất lượng công vụ; giải pháp tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức; giải pháp quản lý số lượng cấp phó ở các cơ quan TƯ; thực hiện lộ trình tăng lương; xử lý tiêu cực trong công tác quy hoạch, tuyển dụng, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ.
 
Nội dung thiết thực được Bộ trưởng Nội vụ tập trung làm rõ là việc thực hiện lộ trình tăng lương. Ông Bình nhắc lại định hướng đã trình trung ương từ năm 2012 là “điều chỉnh mức lương tối thiểu khu vực hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo lộ trình tiến tới bảo đảm nhu cầu tối thiểu của người hưởng lương gắn với đổi mới hoạt động sự nghiệp công và phù hợp với khả năng nền kinh tế”.
 
Tuy nhiên, một lần nữa, người đứng đầu ngành Nội vụ nhắc lại lý do việc triển khai thực hiện các giải pháp tạo nguồn và đổi mới cơ chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, tinh giản biên chế, sắp xếp tổ chức bộ máy mới được 1 năm chưa có nhiều kết quả; kinh tế đất nước còn nhiều khó khăn, chưa thể tăng trưởng cao trong 1-2 năm tới nên khó bố trí đủ nguồn cho cải cách tiền lương.
 
Bộ trưởng Nội vụ hứa sẽ tiếp tục chỉnh lại đề án cải cách chính sách tiền lương để báo cáo cấp trên xem xét thông qua vào thời điểm thích hợp, khi có đủ điều kiện thực hiện. Trong thời gian Trung ương chưa thông qua đề án “không bổ sung các loại phụ cấp ưu đãi, trách nhiệm, đặc thù theo ngành, nghề”, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội từng bước điều chỉnh tiền lương cho phù hợp.
 
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình cũng thông tin, tháng 4 vừa qua, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ dự kiến điều chỉnh mức lương cơ sở từ năm 2015 đến năm 2020 tăng bình quân từ 7-8%/năm. Theo đó, đến năm 2020 mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng (tăng thêm 56,5% so với hiện nay). Đồng thời với đó, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội cũng được điều chỉnh bằng với mức tăng lương cơ sở, điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công bằng hoặc cao hơn mức tăng tiền lương của người tại chức.
 
Tuy nhiên, do khả năng ngân sách nhà nước năm 2015 không bố đủ nguồn thực hiện phương án nêu trên, ông Bình phân trần, Chính phủ đã trình Quốc hội thực hiện điều chỉnh tiền lương và trợ cấp từ ngân sách nhà nước tăng thêm 8% từ ngày 1/1/2015 đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và người có hệ số lương từ 2,34 trở xuống (tức người có mức lương dưới 5 triệu đồng/tháng). Dự kiến ngân sách nhà nước bố trí khoảng 11,1 nghìn tỷ đồng để thực hiện.
 
Về giải pháp quản lý số lượng cấp phó ở các cơ quan Trung ương, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nêu 5 gạch đầu dòng. Giải pháp đầu tiên, tiếp tục thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó trong các tổ chức của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp huyện như quy định hiện hành.
 
Giải pháp thứ 2 là thực hiện nguyên tắc Phó Thủ trưởng cơ quan cấp trên không kiêm Thủ trưởng cơ quan cấp dưới.
 
Giải pháp thứ 3 là kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị.
 
Gải pháp thứ 4, các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 
Và giải pháp thứ 5, cx lý trách nhiệm người có thẩm quyền bổ nhiệm cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó.
 
Việc chấn chỉnh công tác quản lý cán bộ công chức, Bộ trưởng Nội vụ điểm lại việc đã tham mưu trình Thủ tướng ban hành chỉ thị số 07 (tháng 3/2014) về việc đẩy mạnh phòng chống tiêu cực trong quản lý công chức, viên chức và thi đua khen thưởng. Chương trình hành động để triển khai chỉ thị 07 cũng được Bộ xây dựng ngay sau đó. Tuy nhiên, báo cáo của ông Bình chưa nêu thông tin nào về kết quả thực hiện chỉ thị này.
 
Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trình bày thêm việc đốc thúc các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, TCty nhà nước đề nghị rà soát, giải quyết nghỉ hưu đối với công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý theo đúng quy định của pháp luật. Nhóm cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Thủ tướng quản lý đến thời điểm hiện nay, ông Bình khẳng định, không còn trường hợp nào kéo dài tuổi nghỉ hưu để làm nhiệm vụ quản lý theo quy định của pháp luật.
 
Năm 2014, theo Bộ trưởng Nội vụ, thêm một việc ngành làm được là ban hành kế hoạch, lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; quản lý biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ tại DNNN từ năm 2010 đến hết quý II năm 2014.
 
Trong tháng 8 và tháng 9/2014, Đoàn kiểm tra của Bộ Nội vụ đã tiến hành làm việc và kiểm tra tại nhiều tỉnh như Trà Vinh, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Yên Bái, tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang... về các nội dung này.
 
Qua kiểm tra, thanh tra, ông Bình cho biết, Bộ Nội vụ đã có các văn bản đôn đốc, nhắc nhở các bộ, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về tuyển dụng và quản lý, sử dụng biên chế công chức, viên chức, tránh việc sử dụng biên chế công chức vượt số lượng biên chế được giao hoặc việc ký hợp đồng lao động làm công tác chuyên môn trong các cơ quan nhà nước.
---------------------------
 Bộ trưởng Vinh: Tiền phải để lập doanh nghiệp chứ không chỉ gửi ngân hàng
 “Chúng ta phải tạo ra một môi trường thông thoáng, thuận nhất, minh bạch nhất, để mọi người dân có tiền không gửi vào ngân hàng mà mang tiền đó để đi lập doanh nghiệp. Đấy là một cách để đất nước phát triển”, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
 
Nói thêm về công nghiệp phụ trợ trong phiên chất vấn sáng nay 18/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho biết: Công nghiệp phụ trợ là vấn đề lớn của đất nước. Các nước hiện nay thu hút được đầu tư nước ngoài nhiều và có nền kinh tế phát triển đều có nền công nghiệp phụ trợ phát triển.
 
Theo ông Vinh, nói như vậy để thấy rằng, công nghiệp phụ trợ hết sức quan trọng. Có công nghiệp phụ trợ phát triển thì chúng ta mới hấp thu được những công nghệ, cũng như mới có thể thu hút được đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, để tạo ra giá trị gia tăng trong chính nội địa của mình.
 
“Còn nếu ta không làm được điều này thì dù có đầu tư nước ngoài nhiều, giá trị gia tăng của Việt Nam là không có. Thực ra, chúng ta cũng chỉ là gia công lắp ráp cho nước ngoài thôi. Đấy là cái mà các nhà kinh tế nhìn rất rõ”, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh thắng thắn thừa nhận.
 
Bộ trưởng Vinh chia sẻ: “Chúng tôi trăn trở nhiều về công nghiệp phụ trợ và đây là vấn đề rất khó. Bộ Công Thương được chính thức giao nhiệm vụ xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghệ phụ trợ của đất nước. Tuy nhiên, cũng chia sẻ với Bộ Công Thương rằng, đây là vấn đề không đơn giản”.
 
Bởi theo Bộ trưởng Vinh, “ngay cả khái niệm, thế nào là công nghiệp phụ trợ cũng còn đang tranh luận rất nhiều. Phụ trợ có nghĩa là có một cái chính. Chính mà có phụ. Cái nào là chính, cái nào là phụ, phục vụ cho cái chính đó”.
 
Theo quan điểm của Bộ trưởng Vinh, phát triển công nghiệp phụ trợ chính là phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hay nói cách khác là khối doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
 
“Nếu trong chính sách công nghiệp phụ trợ không đề cập mảng này sẽ làm sai lệch. Chúng ta đang loay hoay trong việc chọn ngành nào, mặt hàng nào. Việt Nam cần có một lực lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ mạnh, trong đó, thực chất là doanh nghiệp tư nhân. Vì doanh nghiệp Nhà nước thực chất cũng sẽ dần cổ phần hóa để giữ những cái then chốt trong nền kinh tế, còn lại phải chuyển cho doanh nghiệp tư nhân làm”, ông Vinh phân tích.
 
Và do đó, ông Vinh cho rằng, nếu doanh nghiệp tư nhân được phát triển một cách mạnh mẽ hơn ở Việt Nam thì không chỉ tạo động lực lớn hơn cho đất nước, tạo nhiều công ăn việc làm mà còn tạo ra một chuỗi giá trị gia tăng lớn hơn phục vụ cho sản phẩm công nghiệp chính, những công nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị gia tăng này.
 
Khi đó, “không phải chúng ta chỉ nhập nguyên liệu về lắp ráp, gia công. Và nó sẽ tạo ra rất nhiều việc làm cho đất nước. Đây là vấn đề chúng tôi rất trăn trở và chúng tôi đã đề nghị Chính phủ có cuộc họp chuyên ngành về doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Bộ trưởng Vinh đề xuất.
 
Bộ trưởng Vinh bày tỏ vui mừng, khi trong Nghị quyết của Quốc hội vừa rồi đề ra năm 2015 là năm doanh nghiệp, thực chất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
 
Theo Bộ trưởng, đối với việc hỗ trợ các doanh nghiệp cần tập trung vào việc hỗ trợ cho khởi điểm của doanh nghiệp. “Chúng ta phải tạo ra một môi trường thông thoáng, thuận nhất, minh bạch nhất, để mọi người dân có tiền không gửi vào ngân hàng mà mang tiền đó để đi lập doanh nghiệp. Đấy là một cách để đất nước phát triển. Chính vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh phải là vấn đề quyết định”, Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
 
Để làm được điều này, theo Bộ trưởng, các luật của chúng ta phải minh bạch để mọi người đọc đều hiểu, phải đạt như vậy để khi đến cơ quan công quyền là được cấp phép, không bị ai làm khó. “Chứ bây giờ có tiền để có được giấy phép, xin đăng ký hành nghề, phát triển doanh nghiệp là vấn đề không đơn giản. Nếu ai có người nhà làm doanh nghiệp, chúng ta sẽ thấy được điều này”, Bộ trưởng nói.
 
Cũng theo Bộ trưởng Vinh, cơ chế chính sách phải khuyến khích khởi nghiệp cho các doanh nghiệp, cho những người bắt đầu thành lập doanh nghiệp; đồng thời tạo mọi điều kiện để họ tiếp cận được nguồn vốn một cách đơn giản, dễ dàng.
 
Một điểm nhấn quan trọng nữa, theo Bộ trưởng Vinh, là vấn đề chuyển giao công nghệ. Bộ trưởng Kể: “Vừa rồi, chúng tôi làm việc với Samsung, các tập đoàn lớn khác, họ nói rằng sẵn sàng chuyển giao những công nghệ hiện đại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam tiếp cận công nghệ này. Và họ sẵn sàng nhận lại những sản phẩm mà họ đặt ra để lắp ráp. Thông điệp họ đặt ra rất rõ ràng nhưng tiếc là chưa đủ lực lượng, chưa quan tâm nhiều. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều hội nghị ở cả 3 miền nhưng nói chung, điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận các công nghệ này chưa nhiều”.
 
Và điểm nhấn cuối cùng, theo Bộ trưởng Vinh là vấn đề thị trường, không phải chỉ cung cấp cho doanh nghiệp chính lắp ráp mà còn tham gia vào chuỗi giá trị thế giới. Đâyy là những vấn đề then chốt nhất của công nghiệp phụ trợ.
 
“Phải làm sao giá thành, chi phí của doanh nghiệp phải cạnh tranh, làm ra một cái ốc vít hay sản phẩm nông nghiệp mà giá thành quá cao thì không ai muốn làm. Cho nên, người ta nhập ngô nước ngoài mà không mua ngô ở Việt Nam là như vậy!”, Bộ trưởng thẳng thắn nói.
-----------------------------
 

Tin Phap Luat Tin Phap Luat tổng hợp

Trở về

Xem thêm

Bài cùng chuyên mục

  • 1

    Tin Pháp luật trưa 14-10-2014: Khởi tố bắt giam nhiều vị quan tham, ác

     Khởi tố giám đốc chiếm đoạt 5 tỉ đồng tiền thuế
     Ngày 13-10, Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Thị Hồng Phước (giám đốc DNTN Hồng Phước, trụ sở tại thị xã Gia Nghĩa) về tội mua bán trái phép hóa đơn, trốn thuế. 
     
    Theo kết quả điều tra, từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2014, DNTN Hồng Phước do Phước làm giám đốc đã có hành vi gian dối, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp của các công ty, DN khác làm chứng từ đầu vào cho lượng hàng hóa mà DN mình mua vào, sau đó bán lại cho các DN khác để kê khai khấu trừ thuế.

  • 2

    Tin thế giới sáng 14-10-2014: Trung Quốc bị ngờ vực ở Campuchia

     Trung Quốc bị ngờ vực ở Campuchia
    Bất chấp Trung Quốc đã thực hiện nhiều chuyến viếng thăm cấp cao, viện trợ hoặc cho vay hàng tỉ USD, Campuchia vẫn mất niềm tin vào Trung Quốc. Chuyên gia Phoak Kung (*) đã nhận định như trên trên tạp chí The Diplomat (Nhật) ngày 7-10.
    Điểm lại quá trình lịch sử, quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Campuchia bắt đầu từ năm 1958. Vào thời chiến tranh lạnh, Quốc vương Norodom Sihanouk đã thực hiện chính sách ngoại giao không liên kết nhưng phương Tây luôn ngờ vực về quan hệ gần gũi giữa quốc vương với người Trung Quốc.

  • 3

    Tin trong nước sáng 14-10-2014: Cố vấn Cấp cao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Shannon thăm Việt Nam

    Cố vấn Cấp cao Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Shannon thăm Việt Nam
     
    Cố vấn Cấp cao Bộ Ngoại giao Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, ông Thomas Shannon đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 10-13/10.
     
    Trong thời gian ở Việt Nam, ông Thomas Shannon đã đến chào Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, làm việc với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Thái Lai và Phó Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Vương Thừa Phong.
     
    Tại các cuộc gặp, hai bên đã thảo luận cởi mở về các vấn đề song phương và khu vực.
     
    Về song phương, hai bên bày tỏ sự hài lòng về những tiến triển đáng khích lệ thời gian qua trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, nhất là kể từ sau khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác toàn diện (tháng 7/2013).

  • 4

    Tin tai nạn rủi ro sáng 14-10-2014: Hàng loạt học sinh nhập viện sau khi ăn cơm chiên tại căn tin của trường

     Hàng loạt học sinh nhập viện sau khi ăn cơm chiên tại căn tin của trường

    Sau bữa sáng chủ yếu là cơm chiên Dương Châu tại căn tin của trường THCS Nguyễn Gia Thiều (TP Vũng Tàu), hàng loạt học sinh đau bụng, nôn ói, tiêu chảy phải đi cấp cứu.
     
    Đến 11h ngày 13/10, bệnh viện Bà Rịa (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) tiếp nhận 33 học sinh trường THCS Nguyễn Gia Thiều (phường 12, TP Vũng Tàu). Đa số các em đều mệt lả, liên tục nôn, đau bụng... đã được các bác sĩ truyền dịch và cho uống thuốc. Ngoài hành lang viện, các phụ huynh đứng ngồi lo lắng.

  • 5

    Tin hình sự sớm 14-10-2014: CSGT dùng dao chém cán bộ quản lý trại giam

     CSGT dùng dao chém cán bộ quản lý trại giam
    Ngày 13-10, công an TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, xác nhận việc tạm giữ Trần Đình Hiển (25 tuổi), CSGT thuộc Công an huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên và một số nghi phạm liên quan để điều tra về việc nhóm người này chém trọng thương Phạm Văn Điệp (25 tuổi, quê tại xã Hiệp Cường, huyện Kim Động, Hưng Yên), cán bộ Trại tạm giam Công an tỉnh.
     
    Theo đó, một nhóm thanh niên khoảng chục người, trong đó có Trần Đình Hiển đi từ hướng Nguyễn Văn Linh vào đường Chu Văn An thì gặp Phạm Văn Điệp, cán bộ Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh.

  • 6

    Tin An ninh trật tự sớm 14-10-2014: Bắt băng cướp dậy chuyền - Triệt phá băng cờ bạc cho vay nặng lãi

     Băng nhóm cướp giật chuyên dùng bình xịt hơi cay sa lưới
    Ngày 12/10, cơ quan CSĐT Công an huyện Gò Dầu cho biết, vừa bắt nhóm đối tượng chuyên cướp giật dây chuyền, gồm: Trần Quốc Hoàng (tức “Hoàng lé”, 30 tuổi), Trần Quốc Trung (24 tuổi), Ngô Quốc Mạnh (26 tuổi) và Võ Thành Công (27 tuổi, cùng ngụ xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) về hành vi cướp giật tài sản.
     
    Theo kết quả điều tra ban đầu: Lúc 18h ngày 8/10, bà Nguyễn Thị Lũy (52 tuổi, ngụ xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu) chạy xe đạp từ nhà đến ngã tư Bông Trang để rước con đi làm công nhân ở Mộc Bài về. Trên đường rẽ vào hẻm nhà, bà bị một nam thanh niên chặn đầu xe giật sợi dây chuyền vàng (18K, trọng lượng 2,2 chỉ). Bà Lũy dùng tay giữ lại đồng thời cùng con gái tri hô. Bất ngờ, đối tượng dùng bình xịt hơi cay vào mặt bà, sau đó y giật sợi dây chuyền của bà rồi tẩu thoát.

  • 7

    Tin trong nước sớm 14-10-2014: Đại tá an ninh làm phó cục trưởng Cục Hàng không - Biển Đông sẽ được bàn thảo tại Hội nghị ASEM 10

    Đại tá an ninh làm phó cục trưởng Cục Hàng không
    Bộ trưởng Bộ GTVT vừa có quyết định tiếp nhận một đại tá an ninh sang làm việc biệt phái và bổ nhiệm giữ chức phó cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
     
    Cụ thể,  Bộ GTVT tiếp nhận ông Đào Văn Chương, đại tá, phó cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp, Tổng cục An ninh II (Bộ Công an), sang làm việc biệt phái tại Cục Hàng không và bổ nhiệm giữ chức phó cục trưởng Cục Hàng không trong thời gian biệt phái.

  • 8

    Tin Pháp luật sớm 14-10-2014: Gã đàn ông U60 lừa tình hàng loạt phụ nữ

     Gã đàn ông gần 60 tuổi lừa tình hàng loạt phụ nữ

    Tin Phap Luat Tin Phap Luat

    Ngày 13/10, Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết vừa bắt tạm giam, khởi tố Nguyễn Văn Huy (56 tuổi, trú thị trấn Đức An, huyện Đắk Sông, tỉnh Đắk Nông) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.   Theo hồ sơ vụ án, Nguyễn Văn Huy (quê ở tỉnh Nam Định) đang sống tại Đắk Nông cùng vợ và 3 con đã lớn. Ông ta nghiện lô đề nên tìm cách lừa đảo để lấy tiền ăn chơi.  
    Khoảng tháng 5/2014, Huy từ Đắk Nông ra Quảng Trị thuê nhà trọ tại TP.Đông Hà để tìm cơ hội lừa đảo. Ông ta đến các khu chợ trung tâm Đông Hà, Hải Lăng, Cam Lộ... dò hỏi tin tức về các phụ nữ đơn thân đang buôn bán để làm quen.   Huy tung tin với mọi người rằng mình là cán bộ về hưu, đã mất vợ và đang buôn bán, cần tìm một phụ nữ đơn thân để nương tựa lúc tuổi già.