Ngày 31/3, ông Đinh Văn Thu - Phó Chủ tịch thường trực tỉnh Quảng Nam - đã ký báo cáo gửi các cơ quan Trung ương thông báo kết quả kiểm tra, xử lý vụ việc hỗ trợ gà không đúng đối tượng tại xã Quế An (huyện Quế Sơn, Quảng Nam).
Theo đó, sau khi Dân trí phản ảnh bài viết về việc gà cấp cho người dân lại “chạy” vào nhà cán bộ xã Quế An, UBND tỉnh Quảng Nam đã có công văn chỉ đạo khẩn trương kiểm tra, làm rõ vụ việc và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.
Theo kết quả điều tra, thông tin báo Dân trí phản ánh là đúng thực tế. Theo đó, phương án được duyệt là 6 hộ nông dân đã được đào tạo nghề chăn nuôi sẽ nhận gà về nuôi rồi nhân ra diện rộng; nhưng UBND xã Quế An lại cấp phân tán cho 23 cán bộ và 1 hộ dân là người thân của cán bộ xã, mỗi hộ 50 con, làm mất lòng tin trong nhân dân.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, huyện Quế Sơn đã chỉ đạo kiểm điểm tập thể UBND xã Quế An, các cá nhân: ông Hoàng Kim Minh (Chủ tịch xã), ông Hồ Văn Hùng (Ban Nông lâm xã), Lê Thị Thu Hà (cán bộ kế toán – tài chính xã)... và cán bộ khác của UBND xã Quế An, Phòng NN-PTNT huyện do liên quan đến sai phạm trong triển khai thực hiện “Chương trình xây dựng Nông thôn mới”, cụ thể là phương án chăn nuôi gà thả vườn xã Quế An năm 2013 được phê duyệt.
Thu hồi số tiền 45,9 triệu đồng (nộp vào ngân sách nhà nước) đối với UBND xã Quế An do sai phạm trong việc thực hiện không đúng phương án chăn nuôi gà thả vườn trên địa bàn xã; trong đó gồm 22,68 triệu tiền thức ăn; 23,22 triệu tiền giống và thuốc thú y.
Kiểm điểm trách nhiệm thành viên là Cơ quan thường trực và thành viên phụ trách xã thuộc Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia Nông thôn mới của huyện; Ban chỉ đạo, BQL xây dựng Nông thôn mới xã Quế An để xảy ra sai phạm trong việc chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện phương án chăn nuôi gà thả vườn của xã Quế An.
Kiểm điểm trách nhiệm đối với ông Võ Minh Long (cán bộ thú y huyện) có sai phạm trong việc tư vấn đơn vị cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y và trợ giúp UBND xã Quế An rút lại số tiền thức ăn do không thực hiện Hợp đồng số 20/HĐ-UBND - 01/12/2014 với tư cách là môi giới.
Bên cạnh đó, UBND huyện Quế Sơn kiến nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các Ban xây dựng Đảng tiến hành kiểm điểm, xử lý đối với tổ chức Đảng và đảng viên có liên quan đến sai phạm theo quy định của Đảng.
Điều này được nhiều đại biểu thống nhất khi cho ý kiến vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) do Ủy ban Tư pháp của Quốc hội tổ chức trong 2 ngày 30 và 31/3. Chốt lại vấn đề, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho rằng, không đưa quyền im lặng vào luật là phù hợp thực tiễn nước ta.
Quyền im lặng không phù hợp điều kiện thực tiễn nước ta
Quyền im lặng được xem là “điểm nóng” xung quanh dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Trong khi cơ bản các ý kiến cho rằng quy định này không phù hợp điều kiện thực tiễn Việt Nam thì thời gian qua, một số quan điểm vẫn bảo lưu quan điểm cho rằng, đưa quyền im lặng vào luật để đảm bảo quyền lợi của bị can, bị cáo.
Nhìn nhận từ góc độ cơ quan quản lý, Thượng tướng Lê Quý Vương, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, nếu đưa quyền im lặng vào luật sẽ rất khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng, cần phải xem xét quy định này một cách thấu đáo, công bằng
Thứ trưởng Lê Quý Vương đề xuất nên quy định theo hướng nghi can có quyền tự do trình bày lời khai, ý kiến chứ không bị ép buộc đưa ra lời khai bất lợi cho mình hoặc bị ép buộc nhận có tội.
Nhiều ý kiến đề nghị không đưa quyền im lặng đối với bị can, bị cáo vào luật.
“Anh được bảo vệ quyền lợi nhưng cũng phải tôn trọng lời khai, chứ chém, giết người mà đưa vào cơ quan điều tra lại im lặng mấy ngày chờ luật sư đến theo đúng luật thì không ai làm được” – Thứ trưởng viện dẫn. Bổ sung điểm này, Viện trưởng Viện VKSD Tối cao Nguyễn Hòa Bình cho hay, trong luật của nhiều nước và Công ước Liên Hợp Quốc về quyền dân sự và chính trị của con người thì người ta gọi đây là “quyền không buộc ra lời khai chống lại mình”.
Theo Viện trưởng, nếu nghi can im lặng không khai về tội của mình thì đó là một lẽ, song anh ta im lặng không khai về đồng phạm thì lại là tình tiết tăng nặng, thậm chí còn có thể bị truy tố thêm tội không tố giác tội phạm. Từ thực tiễn công tố, ông đề nghị không nên quy định trong luật là “quyền im lặng” vì dễ khiến người ta hiểu lầm là bị can, bị cáo có quyền im lặng không khai báo gì, cứ mặc nhiên im lặng. Làm như vậy sẽ làm khó cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, xử lý tội phạm.
Từ các ý kiến tại hội nghị, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho hay, Ủy ban thống nhất không nên đưa nội dung “quyền im lặng” vào dự thảo luật.
Ông nói, đây là vấn đề có nhiều ý kiến khác nhau, trong đó cũng có những ý kiến ủng hộ đưa quyền im lặng vào luật và viện dẫn các luật pháp một số nước. Tuy nhiên, từ thực tiễn luật pháp nước ta cho thấy, có thể quy định người bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ có quyền tự do trình bày lời khai, ý kiến của mình và họ không bị ép buộc đưa ra lời khai chống lại mình, không ép buộc phải nhận tội. Song cần thấy rõ, luật không cấm nhưng ai cũng hiểu rằng không khuyến khích im lặng, do đó không cần đưa quyền im lặng vào luật.
Ghi âm, ghi hình trong mọi trường hợp là không cần thiết
Một trong những quy định của dự thảo nhận được nhiều ý kiến tranh luận tại phiên thẩm tra là đề xuất bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình trong khi hỏi cung bị can. Theo cơ quan soạn thảo, đây là quy định thiết thực nhằm chống bức cung, nhục hình, mớm cung, giảm oan sai trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga, đa số ý kiến của nhóm nghiên cứu cho rằng quy định này áp dụng trong mọi trường hợp là không cần thiết, không khả thi.
Về vấn đề này, Giám đốc Công an TP Hà Nội, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung nhìn nhận các vụ oan sai không chiếm tỷ lệ lớn song vụ việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, cần nhìn nhận oan, sai một cách thấu đáo. Quy trình hỏi cung có bản tường trình, người hỏi cung, ghi lời khai đều yêu cầu bị can đọc lại, công nhận là đúng; có luật sư ngồi bên cạnh và toàn bộ quá trình điều tra đều được VKS giám sát chặt chẽ. Đó là những chế tài đảm bảo tính minh bạch và nghiêm túc.
Hiện nhà tạm giam, tạm giữ có lắp camera theo dõi và dù không yêu cầu nhưng điều tra viên vẫn ghi âm và ghi hình, đặc biệt là những vụ án phạm tội có tổ chức hoặc có dấu hiệu thay đổi, phản cung liên tục. Thậm chí các điều tra viên ghi vào biên bản hỏi cung là hôm nay có ghi âm, ghi hình, sau khi ghi âm xong còn cho bị can nghe, hỏi lại có đúng không. Các tài liệu này được niêm phong lại để sau này công khai nếu cần thiết.
Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho rằng, đây là một xu hướng hiện đại, tiến bộ, cần triển khai nhưng nếu đã quy định thì nên kết hợp cả ghi âm và ghi hình. Tuy nhiên, trước mắt khó có thể làm được đồng bộ vì đầu tư phương tiện kỹ thuật cho hàng trăm cơ sở tạm giam, tạm giữ là rất khó khăn. Đồng quan điểm, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn kiến nghị nên trang bị cho tất cả các cơ quan tố tụng có thiết bị ghi âm, ghi hình để đảm bảo sự minh bạch.
Về căn cứ và thời hạn tạm giam (Điều 93 và 169),VKSND Tối cao đề xuất chỉ áp dụng tạm giam khi có căn cứ xác định nghi can đó cản trở điều tra, truy tố, xét xử; tiếp tục phạm tội; bỏ trốn hoặc không có nơi cư trú rõ ràng nhằm khắc phục việc lạm dụng tạm giam.
Đồng thời, cơ quan soạn thảo cũng cho rằng cần giảm thời hạn tạm giam đối với tội nghiêm trọng và tội rất nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn một lần thay vì hai lần như hiện nay. Đối với tội đặc biệt nghiêm trọng, VKSND tối cao đề xuất quy định chỉ cho phép gia hạn hai lần, thay vì ba lần như hiện nay.
Tuy nhiên, Theo Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Sơn, quy định vấn đề này phải lường trước những khó khăn mà các cơ quan tố tụng sẽ gặp phải.
---------------------------
Cảnh báo tác hại nghiêm trọng của thuốc lá Jet, Hero nhập lậu
Hiện, thuốc lá điếu nhập lậu vào thị trường Việt Nam gia tăng nhanh chóng, chiếm trên 20% tổng thị phần, trong đó 90% là thuốc lá JET và HERO. Đây là 2 loại thuốc lá cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe con người, bởi hàm lượng Cadimi trong thuốc Hero, Jet cao gấp gần 2 lần so với sản phẩm thông thường…
Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an), phân tích sợi và khói thuốc Hero, Jet cho thấy, cấu trúc phân tử có chứa chất 7-Hydroxy-6-methoxy-2H-1-benzopyran-2-one thuộc nhóm Coumarin nguy hiểm đến sức khỏe, Bộ Y tế đã cấm sử dụng trong thực phẩm.
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về tác hại của chất Coumarin làm phụ gia trong thực phẩm gây độc hại lên hệ thần kinh, tim, mạch máu, gan động vật và gây khối u ung thư trong cơ thể người. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA); Bộ Canh nông và Thực phẩm của Canada và Thái Lan đều cấm việc sử dụng chất Coumarin trong thực phẩm…
Theo TS Phan Thế Đồng, nguyên Trưởng khoa Công nghệ thực phẩm, Trường ĐH Nông lâm TP HCM, Coumarin là hương liệu tổng hợp được sản xuất thông qua các phản ứng hóa học. Các nghiên cứu trên chuột cho thấy, chất Coumarin gây ngộ độc gan, phổi và hình thành những khối u. Tuy nhiên, trong sợi thuốc lá Hero, Jet được tẩm nhóm chất cấm Coumarin rất nguy hiểm, làm bào mòn sức khỏe người hút.
Hero và Jet được sản xuất ở Indonesia để xuất khẩu nên không bị ràng buộc thông tin cảnh báo tác hại. Các quốc gia nhập khẩu Hero, Jet chỉ để tái xuất.
Ở Campuchia, Hero và Jet tạm nhập tái xuất. Con đường xuất không chính thức bằng cách thẩm lậu qua biên giới các tỉnh Tây Nam của Việt Nam. Tên tiếng Anh, bao bì bắt mắt, thuốc lá Hero, Jet gây ngộ nhận là “hàng hiệu”. Nhiều người quen “gu” Jet và Hero nhưng lại mù tịt về thông tin các chất độc hại của những loại thuốc này.
Viện Kinh tế kỹ thuật thuốc lá (Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam) đã phân tích hàm lượng Cadimi có trong thuốc lá Jet là 2,11mg/kg và Hero 2,69mg/kg; Nicotin trong sợi thuốc lá Hero và Jet vượt quá ngưỡng cho phép (Jet là 2,61% và Hero là 2,48%); CO (Oxide Carbon) trong khói thuốc lá Jet và Hero ở ngưỡng cao, tăng nguy cơ mắc các bệnh nan y, yếu sinh lý nam giới…
Khảo sát của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, mỗi năm có trên 850 triệu gói thuốc lá điếu nhập lậu được tiêu thụ ở Việt Nam (chiếm 20% thị phần), trong đó Jet và Hero chiếm hơn 90%.
Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Đỗ Thanh Lam, Nhà nước thất thu thuế trên 8.000 tỷ đồng mỗi năm và làm “chảy” trên 200 triệu USD qua biên giới do hoạt động buôn lậu thuốc lá.
-------------------------