Người dân Hồng Kông đang tăng cường phản đối người mua sắm Trung Quốc với cáo buộc gây xáo trộn nền kinh tế địa phương.
Trong vụ biểu tình mới nhất hôm 1/3, hàng trăm người Hồng Kông tập trung ở thị trấn Yuen Long, gần biên giới với đại lục, để phản đối tiểu thương Trung Quốc tràn qua thu gom hàng hóa. Theo hãng tin AP, cảnh sát đã bắn hơi cay, dùng dùi cui để giải tán đám đông. Vụ đụng độ khiến 38 người, bao gồm 1 bé trai 13 tuổi, bị bắt và 10 cảnh sát bị thương.
Vào tháng trước cũng xảy ra 2 cuộc biểu tình ồn ào khác ở các trung tâm mua sắm tại vùng ngoại ô phía Bắc Hồng Kông. Một cư dân địa phương tên Kelvin Lee bức xúc việc tiểu thương Trung Quốc đẩy giá hàng hóa lên cao cũng như gây tắc nghẽn giao thông và xả rác. Chưa hết, cư dân các thị trấn gần biên giới còn phàn nàn về những hành vi xấu và thái độ thô lỗ của không ít người đại lục.
Sau vụ bê bối sữa nhiễm melamine năm 2008 ở Trung Quốc, sữa bột trẻ em tại Hồng Kông là mặt hàng được nhiều người dân đại lục săn đón. Bên cạnh đó, điện thoại thông minh, mỹ phẩm, thuốc men và hàng xa xỉ cũng được người Trung Quốc ưa chuộng bởi giá rẻ hơn. Vì thế, đã xuất hiện những mạng lưới chuyên thu gom hàng từ Hồng Kông mang về đại lục bán kiếm lời - gọi là “giao dịch song trùng”. Năm ngoái, có tới 47,3 triệu người đại lục đến Hồng Kông, nhiều hơn 6 lần cư dân địa phương và tiêu thụ 1/3 số hàng hóa bán lẻ tại đặc khu này.
Bí thư Thành ủy Thâm Quyến - Trung Quốc, ông Vương Vinh, nhận định khó có giải pháp cho vấn đề tranh cãi nói trên chừng nào nỗi lo về an toàn thực phẩm vẫn còn ở đại lục. Trước mắt, chính quyền Hồng Kông đã đẩy mạnh nỗ lực ngăn chặn “giao dịch song trùng”. Cụ thể, hơn 1.900 người Trung Quốc bị bắt ở Hồng Kông trong 2 năm qua vì dính líu đến hoạt động này trong khi 25.000 người đại lục bị cấm đặt chân đến đặc khu vì lý do tương tự.
Nhìn nhận Petrolimex và các DN xăng dầu có cái khó riêng, song người phát ngôn Chính phủ cũng khẳng định, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tính toán, đánh giá không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung, dài hạn và gắn với diễn biến tăng, giảm của giá xăng dầu thế giới.
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa thông báo lỗ hơn 1.300 tỷ đồng trong Quý IV/2014 và cả năm 2014 lỗ hơn 350 tỷ đồng.
Theo giải trình của Petrolimex, nguyên nhân do áp dụng Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định công thức tính giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu, trong khi doanh nghiệp luôn phải bảo đảm tồn kho dự trữ tối thiểu là 30 ngày.
Liên quan đến việc điều hành xăng dầu trong thời gian tới, người phát ngôn Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, nguyên tắc cơ bản để điều hành giá xăng dầu hiện nay là thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Theo Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ở Việt Nam, xăng dầu tiêu thụ trong nước chủ yếu phải nhập khẩu (khoảng 70%), nên giá xăng dầu trong nước phụ thuộc vào biến động giá thế giới.
Việc xây dựng giá cơ sở quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP làm căn cứ để điều hành giá bán xăng dầu trong nước trong từng thời kỳ. Mức giá cơ sở được tính bình quân 15 ngày có thể trùng, cao hơn hoặc thấp hơn giá vốn thực tế tại từng thời điểm của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chu kỳ tính giá, tần suất điều chỉnh giá (15 ngày) đã được xin ý kiến rộng rãi và được các đơn vị thống nhất, bảo đảm sát với diễn biến giá xăng dầu thế giới.
Trong Quý IV/2014, giá xăng dầu thế giới giảm mạnh, Liên Bộ tiếp tục điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp, sử dụng hài hòa các công cụ thuế nhập khẩu, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) và điều chỉnh giá bán xăng dầu trong nước, trong đó có cân nhắc đối tượng sử dụng từng chủng loại xăng, dầu.
Bên cạnh đó, để góp phần hạn chế việc buôn lậu xăng dầu qua biên giới và bảo đảm thu ngân sách nhà nước, Liên Bộ cũng đã điều hành kết hợp giảm giá bán xăng dầu trong nước, trích Quỹ BOG và tăng thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại xăng dầu phù hợp.
Khi giá xăng dầu thế giới tăng vào cuối tháng 1/2015, Liên Bộ đã tính toán cho phép thương nhân đầu mối tăng mức sử dụng Quỹ BOG để giữ ổn định giá bán lẻ xăng dầu theo quy định.
Ông Nên khẳng định, kết quả kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối được đánh giá trên cơ sở xem xét tác động tổng thể của các yếu tố, nhất là biến động giá xăng dầu thế giới và phương án, chiến lược tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Từ Quý IV/2014 đến nay, do giá dầu thô thế giới giảm mạnh (xuống mốc thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây), việc sử dụng cách tính giá cơ sở theo Nghị định 83 dẫn đến việc Petrolimex và một số thương nhân đầu mối khó chủ động trong phương án kinh doanh, nhập hàng... Tuy nhiên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần phải tính toán, đánh giá không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung, dài hạn và gắn với diễn biến tăng, giảm của giá xăng dầu thế giới.
Theo khẳng định của người phát ngôn Chính phủ, thời gian tới, Liên Bộ Công thương – Tài chính sẽ tiếp tục kiên trì thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo đúng các nguyên tắc, quy định của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP. Đồng thời tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015.
Tùy theo diễn biến của tình hình thị trường thế giới và trong nước, liên Bộ sẽ chủ động, linh hoạt điều hành đồng bộ các biện pháp về thuế, Quỹ BOG, giá bán lẻ để bình ổn giá xăng dầu. Trong một số trường hợp có thể điều chỉnh lợi nhuận định mức trong cơ cấu giá cơ sở, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; bảo đảm hài hòa lợi ích người tiêu dùng, doanh nghiệp và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
-----------------------
Cứu cảng biển khỏi 5.450 container “rác thải”
Từ lâu, nhiều cảng biển nước ta đã trở thành “bãi rác” của thế giới khi tồn đọng hàng nghìn container phế liệu được nhập khẩu về. Để xử lý số container này cần rất nhiều thời gian và cả kinh phí tiêu huỷ.
Doanh nghiệp “bỏ của chạy lấy người”
Cục Hàng hải Việt Nam cho hay, tính đến tháng 8/2014, số lượng hàng hóa tồn đọng tại các cảng biển Việt Nam khoảng 5.450 container và 1.323 kiện. Trong đó, cảng Hải Phòng có hơn 5.000 container chiếm số lượng lớn nhất, Quảng Ninh: 52 container, Đà Nẵng: 99 container, cảng TP.HCM có 177 container và 1.323 kiện hàng…
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, hàng hóa tồn đọng chủ yếu thuộc loại hình xuất nhập khẩu như: tạm nhập tái xuất, nhập máy móc thiết bị tạo tài sản cố định, nhập kinh doanh. Mặt hàng tồn đọng chủ yếu gồm: cao su, lốp cao su đã qua sử dụng, quần áo đã qua sử dụng, phế liệu, thiết bị điện đã qua sử dụng, hàng điện tử đã qua sử dụng, thực phẩm đông lạnh…
“Cảng Hải Phòng có những container hàng đã tồn đọng cả 5-10 năm. Trong số hơn 5.000 container hàng hóa tồn đọng tại cảng này thì có tới hơn 1.000 container tồn từ năm 2006. Nguyên nhân tồn đọng luợng hàng này là do hàng hóa về cảng Hải Phòng sau đó tái xuất đi Trung Quốc hoặc nước thứ 3 nhưng do chính sách kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu qua biên giới phía Trung Quốc nên việc tái xuất hàng hóa gặp khó khăn”, ông Nguyễn Nhật cho hay.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Nhật cũng nhận định, khoảng 2 năm trở lại đây, quy định về tạm nhập tái xuất thông thoáng hơn, nhiều doanh nghiệp tham gia tạm nhập, khi không tái xuất được đã “bỏ của chạy lấy người”, từ chối nhận hàng. Hiện nay, số lượng hàng hóa tồn đọng quá lớn, gia tăng nhanh trong thời gian ngắn, đa phần hàng hóa có dấu hiệu vi phạm pháp luật nhưng lại có giá trị thấp. Qua kiểm tra, đánh giá chi phí lưu container, phí lưu bãi phải trả cho đơn vị vận tải và kinh doanh kho bãi của nhiều lô hàng lớn hơn giá trị thực tế của lô hàng đó. Ví dụ, các lô hàng phế liệu cao su hoặc lốp cao su đã qua sử dụng chi phí bình quân trả phí lưu container, kho bãi khoảng 300 triệu đồng/container, trong khi giá trị hàng hóa chỉ khoảng 10-20 triệu đồng/container.
Giải pháp “cứu” cảng biển
Theo lãnh đạo Cục Hàng hải Việt Nam, qua kiểm tra 1.426 container hàng hóa tại cảng Hải Phòng, đã phát hiện và xử lý nhiều vi phạm về việc vận chuyển vào Việt Nam những mặt hàng không đủ tiêu chuẩn nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập tái xuất không có giấy phép, hàng hóa thuộc danh mục cấm tạm nhập tái xuất, hoặc đã tạm dừng. Dù đã tính đến việc xử lý hàng hóa tồn đọng, nhưng theo tính toán, cần rất nhiều thời gian, cơ quan chức năng phải kiểm tra thực tế hàng hóa, xác định phân loại đối tượng, thời gian thông báo tìm chủ sở hữu…
Để giải tỏa số hàng hóa trên khỏi các cảng biển, đại diện Cục Hàng hải đề xuất, một số hàng hóa đã có hướng dẫn của Tổng cục Hải quan sẽ tiếp tục thực hiện theo quy định. Còn đối với các lô hàng hóa có người nhận ở Việt Nam nhưng không xuất trình được giấy phép do Bộ Công Thương cấp sẽ phạt tiền và buộc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp quá 30 ngày kể từ ngày nhận được Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà doanh nghiệp không thực hiện thì tịch thu hoặc tiêu hủy hàng hóa theo quy định.
Ông Nguyễn Nhật còn kiến nghị Bộ GTVT, phối hợp với Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC) xử lý 183 container của đơn vị này đang tồn đọng tại cảng Hải Phòng. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết dứt điểm nhằm hạn chế hư hỏng. Đồng thời, Bộ GTVT có ý kiến với Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan Việt Nam khẩn trương bố trí ngân sách để xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển.
Đối với hơn 2.700 container lốp cao su đã qua sử dụng, ông Nguyễn Nhật kiến nghị Bộ GTVT đề nghị Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ xem xét mở rộng đối tượng doanh nghiệp có đủ điều kiện nhập khẩu, hoặc xử lý làm nguyên liệu sản xuất được thu mua số lượng này.
Theo Thông tư 15/2014 của Bộ Tài chính, toàn bộ các chi phí kho, bãi, kho ngoại quan trước ngày Cục trưởng Hải quan ra quyết định xác lập quyền sở hữu nhà nước do chủ hàng hóa chi trả. Trường hợp chủ hàng hóa từ bỏ, từ chối hoặc không chi trả các chi phí cho các cảng, chủ kho bãi, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính; những đơn vị này được phép hạch toán các phần đó vào chi phí doanh nghiệp.
-----------------------