Công ty TNHH vàng Bồng Miêu và Công ty TNHH vàng Phước Sơn (nhà máy tại Quảng Nam, thuộc Tập đoàn Besra Việt Nam) nhập khẩu từ Trung Quốc về 60 tấn hóa chất cyanuare để chế biến vàng. Tuy nhiên, khi sử dụng thì phát hiện đó không phải là cyanuare. Các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam hiện vẫn đang tìm giải pháp để xử lý số hóa chất mang mác chất kịch độc này.

Số hóa chất cyanuare giả được lưu giữ tại Nhà máy vàng Phước Sơn không đảm bảo quy định.
Hàng giả nhập từ Trung Quốc
Theo báo cáo của hai Cty trên, tháng 8.2011, họ đã đặt mua 60 tấn cyanuare từ Cty hóa chất Tianjin Haina Tianyi Chemical (Trung Quốc) với tổng trị giá lô hàng là 12.720USD, tương đương khoảng 2,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển đến các mỏ vàng và đưa vào sử dụng, họ mới phát hiện đây là cyanuare giả. Sau đó, họ gửi mẫu đến Cty SGS VN, và kết quả xét nghiệm cho thấy, thành phần hóa chất trên không có chất cyanuare. Các Cty vàng lập tức liên lạc với nhà cung cấp qua điện thoại và email nhưng đối tác không trả lời, sau một thời gian, thì hoàn toàn mất liên lạc. Các Cty vàng đã báo cáo, đề nghị các cơ quan chức năng tìm cách xử lý lô cyanuare giả này.
Hiện số cyanuare này được giữ trong các container ở kho của 2 nhà máy vàng. Tuy nhiên, theo người dân thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn), các container này đã bị bỏ ngoài trời từ nhiều tháng trước và không có người bảo quản. Ông Nguyễn Văn Thành ở Khâm Đức nói: “Nào ai biết các container này là chất độc, có rò rỉ ra môi trường hay không khí gì không. Thật quá nguy hiểm với người dân ở đây”.
Còn ông Phạm Thế Quyền - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn - địa phương chưa biết thông tin trên vì cơ quan chuyên môn của huyện không có, còn Cty vàng Phước Sơn dừng hoạt động từ tháng 7 đến nay, không cho ai vào. Ông Quyền nói: “Từ việc này thì về quản lý nhà nước ở địa phương cũng chưa thật đảm bảo. Chúng tôi đề nghị, sau này các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sử dụng hóa chất, vật liệu nổ phải có kê khai, có thông báo với huyện chứ chỉ báo cáo ở tỉnh để quản lý thì địa phương không biết”.
Vẫn chưa xử lý
Ông Phạm Bá Huyên - Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường thuộc Sở Công Thương - cho biết, qua kết quả kiểm tra thực tế của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, 40 tấn được cho là cyanuare dạng bột hiện được để trong kho của Nhà máy vàng Phước Sơn và 20 tấn ở Nhà máy vàng Bồng Miêu. Để đảm bảo an toàn và tránh rò rỉ số hóa chất trên, đoàn kiểm tra đã yêu cầu 2 Cty cắt cử người bảo vệ các container chứa hóa chất đang để tại nhà kho của nhà máy. Phía 2 Cty yêu cầu được xử lý số hóa chất này tại bãi thải của nhà máy, nhưng đoàn kiểm tra không đồng ý vì các Cty không đủ chức năng xử lý hóa chất độc hại.
Ông Huyên cho biết: “Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị 2 Cty vàng phải kiểm định lại thành phần trong 60 tấn hóa chất trên. Mẫu kiểm định phải do đơn vị thẩm định có thẩm quyền lấy mẫu trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Phải biết rõ hóa chất này là gì rồi mới tính đến phương án xử lý cũng như tiến độ xử lý. Nếu là chất độc hại, 2 Cty phải phối hợp với đơn vị đủ chức năng trong việc xử lý để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện việc này vẫn chưa được 2 Cty trên thực hiện”.
Trước sự việc này, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu 2 Cty Phước Sơn và Bồng Miêu khẩn trương lập và tổ chức thực hiện phương án xử lý, tiến hành tiêu hủy hóa chất theo đúng quy định pháp luật và những nội dung đã cam kết với công an tỉnh trong quá trình kiểm tra công tác quản lý hóa chất tại 2 Cty. UBND tỉnh giao Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, giám sát phương án tiêu hủy và báo cáo trước ngày 30.12.2014. Đồng thời chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, các ngành và địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa chất trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để ảnh hưởng đến môi trường; phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm trong công tác quản lý hóa chất theo quy định pháp luật.
Theo báo cáo của hai Cty trên, tháng 8.2011, họ đã đặt mua 60 tấn cyanuare từ Cty hóa chất Tianjin Haina Tianyi Chemical (Trung Quốc) với tổng trị giá lô hàng là 12.720USD, tương đương khoảng 2,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển đến các mỏ vàng và đưa vào sử dụng, họ mới phát hiện đây là cyanuare giả. Sau đó, họ gửi mẫu đến Cty SGS VN, và kết quả xét nghiệm cho thấy, thành phần hóa chất trên không có chất cyanuare. Các Cty vàng lập tức liên lạc với nhà cung cấp qua điện thoại và email nhưng đối tác không trả lời, sau một thời gian, thì hoàn toàn mất liên lạc. Các Cty vàng đã báo cáo, đề nghị các cơ quan chức năng tìm cách xử lý lô cyanuare giả này.
Hiện số cyanuare này được giữ trong các container ở kho của 2 nhà máy vàng. Tuy nhiên, theo người dân thị trấn Khâm Đức (huyện Phước Sơn), các container này đã bị bỏ ngoài trời từ nhiều tháng trước và không có người bảo quản. Ông Nguyễn Văn Thành ở Khâm Đức nói: “Nào ai biết các container này là chất độc, có rò rỉ ra môi trường hay không khí gì không. Thật quá nguy hiểm với người dân ở đây”. Còn ông Phạm Thế Quyền - Chủ tịch UBND huyện Phước Sơn - địa phương chưa biết thông tin trên vì cơ quan chuyên môn của huyện không có, còn Cty vàng Phước Sơn dừng hoạt động từ tháng 7 đến nay, không cho ai vào. Ông Quyền nói: “Từ việc này thì về quản lý nhà nước ở địa phương cũng chưa thật đảm bảo. Chúng tôi đề nghị, sau này các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sử dụng hóa chất, vật liệu nổ phải có kê khai, có thông báo với huyện chứ chỉ báo cáo ở tỉnh để quản lý thì địa phương không biết”.
Vẫn chưa xử lý
Ông Phạm Bá Huyên - Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn - môi trường thuộc Sở Công Thương - cho biết, qua kết quả kiểm tra thực tế của đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh, 40 tấn được cho là cyanuare dạng bột hiện được để trong kho của Nhà máy vàng Phước Sơn và 20 tấn ở Nhà máy vàng Bồng Miêu. Để đảm bảo an toàn và tránh rò rỉ số hóa chất trên, đoàn kiểm tra đã yêu cầu 2 Cty cắt cử người bảo vệ các container chứa hóa chất đang để tại nhà kho của nhà máy. Phía 2 Cty yêu cầu được xử lý số hóa chất này tại bãi thải của nhà máy, nhưng đoàn kiểm tra không đồng ý vì các Cty không đủ chức năng xử lý hóa chất độc hại.
Ông Huyên cho biết: “Sở Công Thương đã có văn bản đề nghị 2 Cty vàng phải kiểm định lại thành phần trong 60 tấn hóa chất trên. Mẫu kiểm định phải do đơn vị thẩm định có thẩm quyền lấy mẫu trước sự chứng kiến của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. Phải biết rõ hóa chất này là gì rồi mới tính đến phương án xử lý cũng như tiến độ xử lý. Nếu là chất độc hại, 2 Cty phải phối hợp với đơn vị đủ chức năng trong việc xử lý để đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, hiện việc này vẫn chưa được 2 Cty trên thực hiện”.
Trước sự việc này, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu 2 Cty Phước Sơn và Bồng Miêu khẩn trương lập và tổ chức thực hiện phương án xử lý, tiến hành tiêu hủy hóa chất theo đúng quy định pháp luật và những nội dung đã cam kết với công an tỉnh trong quá trình kiểm tra công tác quản lý hóa chất tại 2 Cty. UBND tỉnh giao Sở Công Thương theo dõi, kiểm tra, giám sát phương án tiêu hủy và báo cáo trước ngày 30.12.2014. Đồng thời chủ trì, phối hợp với công an tỉnh, các ngành và địa phương có liên quan tăng cường công tác quản lý sử dụng hóa chất trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản đảm bảo tuyệt đối an toàn, không để ảnh hưởng đến môi trường; phát hiện và xử lý kịp thời sai phạm trong công tác quản lý hóa chất theo quy định pháp luật.